Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com
Chi bộ: Thông báo đấu thầu cung cấp thực phẩm HS bán... - Thứ tư, 06 Tháng 9 2023 07:37
Chi bộ: Quy chế dân chủ năm học 2022-2023 - Thứ tư, 14 Tháng 6 2023 17:35
Chi bộ: Quy chế dân chủ năm học 2022-2023 - Thứ tư, 14 Tháng 6 2023 17:35
Bài giảng e Learning: Hóa học 8 Bài 28 Không khí sự cháy - Thứ ba, 13 Tháng 6 2023 22:55
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức Lễ bế giảng... - Thứ tư, 31 Tháng 5 2023 07:08
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức ngày hội đọc... - Thứ năm, 20 Tháng 4 2023 21:32
Tin hoạt động: Đêm văn nghệ “Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao... - Thứ ba, 18 Tháng 4 2023 04:59
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức hoạt động trải... - Thứ năm, 19 Tháng 1 2023 04:35
Chi bộ: Thông báo tổ chức đấu thầu cung cấp các mặt... - Thứ bảy, 20 Tháng 8 2022 16:26
Trường: Bảng tổng hợp đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên... - Thứ tư, 08 Tháng 6 2022 14:58
Blue Grey Red
Chào mừng đến với website Trường PTDTBT - THCS Trà Don - huyện Nam Trà My - tỉnh Quảng Nam!

Khắc tinh của "Thượng du vận"

Tin tức - Tin tức, sự kiện

Miền núi Quảng Nam một thời trở thành căn cứ địa vững chắc, chỗ dựa của cách mạng trong tình hình đen tối và khó khăn nhất. Đồng bào nơi đây là lực lượng cách mạng to lớn, góp phần đánh bại mọi âm mưu của kẻ địch, trong đó có chiến dịch “Thượng du vận”.

tdv
Già làng Hồ Văn Reo với vũ khí thô sơ nhưng lợi hại dùng để đánh địch. Ảnh tư liệu

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, khi đã từng bước ổn định ở đồng bằng, đầu năm 1957 Mỹ - Diệm chuyển lên đánh phá miền núi. Chúng mở chiến dịch “Thượng du vận”, tiến hành chống cộng, ra sức dồn dân miền núi vào các khu tập trung ở giáp ranh gần vùng đồng bằng nhằm kiểm soát dân chặt chẽ hơn và đánh bật lực lượng cách mạng ra khỏi miền núi. Khi Mỹ- ngụy thực hiện chiến dịch “Thượng du vận”, đồng bào miền núi - nhất là vùng Bến Hiên, Bến Giằng đã sáng tạo ra cách chống giặc độc đáo, chưa từng có trong lịch sử chiến tranh.

Đối phó với những âm mưu của kẻ địch, với phương thức “dọa dẫm chống dọa dẫm”, đồng bào miền núi đã bảo vệ cán bộ cùng  phong trào cách mạng, bảo vệ bản làng và căn cứ cách mạng. Đồng bào còn dùng hình thức phao tin “giặc mùa” (săn máu) từ vùng cao xuống làm cho bọn địch không dám tự do lùng sục trong làng, vào nhà dân, vào rẫy như trước nữa mà hoang mang, dao động co cụm lại các đồn đã chiếm đóng. Chỉ cần một nhánh lá tươi treo trước cổng, lính quốc gia đến thì nói làng có một con heo đẻ nên kiêng cử, không ai được đến. Người ta cắm chông nhiều loại xung quanh nhà nói là đề phòng cọp vô bắt heo, nhưng thực tế là không cho địch dễ dàng đi lại, lùng sục.

Vùng núi là nơi an toàn để hoạt động bất hợp pháp. Để không hợp tác với giặc, đồng bào tìm cách chạy vào rừng sâu, núi cao, sau đó dùng vũ khí thô sơ để đánh địch. Đồng bào tích cực đấu tranh chống tề điệp xâm nhập, chống bọn thương lái tay sai của địch tuyên truyền, nói xấu cách mạng, chống khủng bố bằng nhiều hình thức như phạt xô, đấu tranh trực diện với kẻ thù... Năm 1958, Đoàn khảo sát Trung Man của chính quyền Ngô Đình Diệm đã thừa nhận: “Dân Thượng ở đây có khuynh hướng thân Cộng và thái độ bất hợp tác với ta. Một khi có đơn vị quân sự ta lên thì hoặc bỏ chạy vô rừng sâu hay vẫn ở nhà nhưng không bao giờ chịu giúp ta về mặt tin tức hay chỉ đường, dẫn lộ”.

Sau năm 1954, phong trào cách mạng nhiều nơi ở đồng bằng bị vỡ, một số cán bộ, đảng viên và cấp ủy các huyện phía bắc của tỉnh phải lánh lên huyện Bến Hiên, Bến Giằng làm chỗ đứng chân để về địa phương hoạt động hoặc ra miền Bắc. Mặc dù bọn địch cố gắng đẩy “tố cộng, diệt cộng” lên miền núi nhưng do ta vận dụng chính sách dân tộc đúng đắn nên trụ bám vững chắc ở miền núi, không để kẻ địch lợi dụng đồng bào dân tộc chống phá phong trào cách mạng. Cán bộ cách mạng đặc biệt chú ý đến công tác nắm dân và thực hiện công tác dân vận. Nếu không có dân thì cách mạng sẽ bị cô lập. Cán bộ cách mạng thường xuyên ra các làng dân tộc xung quanh để làm quen, lấy tin tức “đổi” lương thực thực phẩm. Đồng bào đã giúp bảo vệ tuyệt đối an toàn cơ quan Liên khu ủy trong suốt những năm đầy gian khó của cuộc kháng chiến.

Dân làng tổ chức đánh địch bằng chông thò, cạm bẫy, vũ khí thô sơ để hạn chế sự lùng sục của địch. Hàng vạn chông thò được chế tạo đặt trên các nương rẫy với danh nghĩa là chống thú rừng phá hại hoa màu, nhưng thực chất là để chống lại các cuộc càn quét, lùng sục của kẻ thù. Để thực hiện phòng gian bảo mật, mỗi làng đều có cổng ngõ, bất kỳ một người lạ mặt nào vào làng cho dù dưới danh nghĩa đi buôn hay đi săn thú rừng... đều bị phát hiện và báo cho cán bộ và già làng biết, xử lý. Chính những hoạt động ấy đã làm thất bại các cuộc truy lùng của địch. Lực lượng tự vệ được trang bị tên, ná, vũ khí thô sơ, mỗi người có 30 tên tẩm thuốc độc, từ 500 - 1.000 chông, chuẩn bị sẵn sàng một số bẫy đá để chống địch càn quét vào buôn làng.

Thời đó, khó khăn lớn nhất là công tác đảm bảo hậu cần. Việc tiếp tế lương thực từ đồng bằng hầu như không thục hiện được do địch bắt đầu phong tỏa các hành lang, đóng đồn ở những vị trí quan trọng trên tuyến đường từ đồng bằng lên miền núi. Cán bộ cách mạng phải vào tận các làng đồng bào dân tộc để vận động, quyên góp lương thực. Từ hạt gạo, gùi sắn, bó rau đều được đồng bào chia sẻ. Đồng bào cưu mang, đùm bọc, cung cấp lương thực thực phẩm cho cơ quan khu ủy và các cuộc họp đông người của liên khu. Đại hội Đảng bộ tỉnh được tổ chức tại thôn Ađhur (nay thuộc thôn Adung, xã A Rooih, huyện Đông Giang) cũng nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng bào. Họ mang đến đại hội những “nhu yếu phẩm” cung cấp cho cán bộ, bao gồm mật ong, sắn, rau, khoai, heo, gà... Thanh niên trong huyện không quản ngày đêm gùi lương thực, thực phẩm từ các xã A Rooih, Dang, A Tiêng, Lăng về phục vụ đại hội.

Ở xã Tư, làng nào cũng có “rẫy cách mạng” để trồng lúa, khi thu hoạch không mang về nhà mà mang vào giúp cơ quan Liên khu ủy. Đồng bào không chỉ cấp lương thực, thực phẩm mà còn tham gia bảo vệ, xóa các dấu vết để tránh bị địch phát hiện. Với phong trào “đóng cửa nhà, trẻ già vận chuyển” nhân dân đã tích cực tham gia vận chuyển lương thực, vũ khí phục vụ các chiến trường, có ngươi mỗi ngày gùi 5 chuyến, mỗi chuyến 150kg hàng trên lưng; tham gia mở rộng các tuyến đường để voi vận chuyển hàng hóa và đưa pháo xuống giải phóng Đà Nẵng.

(Bài viết có tham khảo tài liệu: Căn cứ Liên khu ủy 5 tại huyện Bến Hiên, Bến Giằng tỉnh Quảng Nam (1955-1960).

TẤN VỊNH

Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

TAILIEU
namtraCTTDT
pgdnamtramy
bannerSam 03qofice12
qofice
New Picture
maugiaosonca
TRUONG KET NOI
DU LICH SAM 
QA
xoamuchu

Liên kết website

In order to view this object you need Flash Player 9+ support!

Get Adobe Flash player
Joomla! Slideshow

Văn bản mới

  • Sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (nghi_dinh_19cp2013.pdf)
  • Thông tư 24/20102/TT-BGDĐT Về việc Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTBT (thong_t_24_ve_truong_ptdtbt.doc)
  • Quy định về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao. (Che_do_trang_phuc_GV_The_duc_51_2012_QD-TTg_151748.doc)
  • Ban hành điều lệ Hội thi Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. (Dieu_le_hoi_thi_GVCN_gioi43_2012_TT-BGDDT_152681.doc)
  • Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (Thong_tu_58_ve_DGXLHS.doc)

Thăm dò ý kiến

Giao diện Website này thế này?
 

Thống kê

  • Các thành viên : 36
  • Nội dung : 716
  • Liên kết web : 13
  • Số lần xem bài viết : 2221064
Hiện có 23 khách Trực tuyến

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ TRƯỜNG PTDTBT - THCS TRÀ DON

Địa chỉ: thôn 2, xã Trà Don, huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam. Tel: 05106.506.669.

.