Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com
Chi bộ: Thông báo đấu thầu cung cấp thực phẩm HS bán... - Thứ tư, 06 Tháng 9 2023 07:37
Chi bộ: Quy chế dân chủ năm học 2022-2023 - Thứ tư, 14 Tháng 6 2023 17:35
Chi bộ: Quy chế dân chủ năm học 2022-2023 - Thứ tư, 14 Tháng 6 2023 17:35
Bài giảng e Learning: Hóa học 8 Bài 28 Không khí sự cháy - Thứ ba, 13 Tháng 6 2023 22:55
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức Lễ bế giảng... - Thứ tư, 31 Tháng 5 2023 07:08
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức ngày hội đọc... - Thứ năm, 20 Tháng 4 2023 21:32
Tin hoạt động: Đêm văn nghệ “Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao... - Thứ ba, 18 Tháng 4 2023 04:59
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức hoạt động trải... - Thứ năm, 19 Tháng 1 2023 04:35
Chi bộ: Thông báo tổ chức đấu thầu cung cấp các mặt... - Thứ bảy, 20 Tháng 8 2022 16:26
Trường: Bảng tổng hợp đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên... - Thứ tư, 08 Tháng 6 2022 14:58
Blue Grey Red
Chào mừng đến với website Trường PTDTBT - THCS Trà Don - huyện Nam Trà My - tỉnh Quảng Nam!

Để dạy và học môn Sinh có hiệu quả?

Sinh học - Ngoại ngữ - Tin học - Sinh học

(GDVN) - “Dạy học nêu vấn đề” – Tính tất yếu phải ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học môn Sinh học ở trường Phổ thông
hoc-hieu-qua-giaoduc.net676767
Ảnh minh họa
Việc dạy học ngày nay gặp rất nhiều khó khăn, tất cả thầy cô giáo đều mang tâm huyết và lòng nhiệt tình của mình để đầu tư vào giảng dạy với mong muốn là học sinh của mình sẽ đạt được kết quả học tập tốt, đạo đức tốt để sau nầy phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Nhưng ngược lại, việc học của các em kết quả không cao, không tiến bộ, thậm chí có em càng ngày sức học càng sa sút. Có nhiều ý kiến khác nhau về kết quả này, nhưng hầu hết đều cho rằng có ba yếu tố ảnh hưởng đến học tập của các em:
1. Chương trình học nặng nề, ôm đồm về mặt kiến thức.
2. Ý thức học tập của các em kém, bị trào lưu chơi game, phim ảnh không lành mạnh tác động tiêu cực nên ham chơi hơn ham học.
3. Phương pháp dạy học không đáp ứng được nội dung sách giáo khoa.
Chưa có một cá nhân nào phân tích đầy đủ sự tác động của ba yếu tố này cũng như mối quan hệ tương hỗ của chúng và yếu tố nào đóng vai trò chính trong việc tác động đến tính tích cực trong học tập của các em. Tôi xin đưa ra vài ý kiến chủ quan, mong các thầy cô giáo có thêm những ý kiến khác.
Yếu tố thứ nhất: Chương trình nặng, ôm đồm về mặt kiến thức
Theo tôi, chương trình Sinh học cấp học phổ thông trung học được soạn ra dựa trên cơ sở những thành tựu sinh học mà các nhà khoa học đã khám phá, những thành tựu này rất lớn, rất đồ sộ trong khi đó những gì chúng ta truyền thụ cho học sinh là rất nhỏ, rất đơn giản.

Một chương trình ba năm học cho cấp trung học phổ thông (THPT) phải đảm bảo khi rời ghế nhà trường, học sinh có cơ sở để có thể học tiếp lên đại học chuyên ngành có liên quan đến thế giới sống như: Y học, dược học, sinh học phân tử, sinh vật học…, trong trường hợp học sinh đi học chuyên ngành khác, cũng nắm được kiến thức cơ bản về sinh học, những qui luật sinh học trong tự nhiên, về thế giới sống, về những đặc điểm cấu tạo, chức năng sinh lý của các sinh vật, từ đó áp dụng có hiệu quả trong cuộc sống, lao động, trong sinh hoạt của mình và cũng có thể tự nghiên cứu.

Duyệt lại kiến thức của chương trình sinh học bậc THPT chúng ta thấy nó đảm bảo các yếu tố này. Như vậy không phải chương trình nặng nề, ôm đồm về kiến thức.

Tuy nhiên theo tôi hai bộ sách cho hai ban khoa học tự nhiên (KHTN) và ban khoa học cơ bản (KHCB) là không khoa học, gây khó khăn cho giáo viên khi soạn bài (nếu dạy hai ban trong cùng một khối), nên dùng một bộ sách: Ở ban KHTN khi giảng dạy nên mở rộng, đi sâu vào cơ chế, quá trình còn ban KHCB thì dừng ở mức độ thấp hơn.
Yếu tố thứ hai: Ý thức học tập của các em kém, bị trào lưu chơi game, phim ảnh không lành mạnh tác động tiêu cực nên ham chơi hơn ham học.
Có nhiều bậc phụ huynh cũng như giáo viên cho rằng học sinh bây giờ ý thức học tập kém, không chịu học tập, không chịu nghe giảng bài trên lớp, nói chuyện, gây mất trật tự trong lớp học, không nghe lời dạy bảo của thầy cô giáo, bố mẹ và những người lớn tuổi… đây chính là yếu tố dẫn đến kết quả học tập kém, suy thoái về đạo đức.
Trong tất cả chúng ta, ai cũng cho nhận xét điều này là đúng và rất chính xác. Bây giờ chúng ta xem xét ý kiến trên.
1. Khi đưa ra lời nhận xét trên, chúng ta đang làm một phép toán so sánh: So sánh học sinh ngày xưa và học sinh ngày nay, dựa vào những kết quả về học tập, về đạo đức, về quan hệ rồi đi đến kết luận. Chúng ta quên một điều là môi trường sống, ý thức hệ và quan điểm xã hội ngày xưa khác với bây giờ.
Ngày xưa quan niệm việc học là do gia đình tác động là chủ yếu, nhà trường và xã hội ít quan tâm, vai trò của người thầy rất lớn, rất uy tín trước mọi người do ý thức hệ : “Quân Sư Phụ” nên người thầy quyết định hầu hết phương pháp dạy học, cách ứng xử đối với học sinh, xã hội và phụ huynh không đưa ra ý kiến phản bác gì. Chính vì vậy trong tâm hồn của học sinh người thầy có một chỗ đứng tuyệt đối.

Ngày nay, xã hội đã tiến hoá hơn, quyền con người được nâng lên, trẻ em có nhiều quyền lợi mà luật pháp đề ra và bảo trợ: Quyền được học tập, Quyền được dạy dỗ, Quyền được vui chơi, Quyền được chăm sóc. Chính vì thế về tính cách, nhận thức của học sinh ngày nay có khác hơn học sinh ngày xưa: Dạn dĩ hơn, bướng bỉnh hơn…

Như vậy trong giáo dục nếu đem phương pháp, ứng xử của người thầy ngày xưa vào để áp dụng trong thời điểm hiện nay sẽ bị xem như lỗi thời, sẽ bị cho là khô khan, bị lên án. Một điều nữa, chúng ta không phải đơn thuần là dạy chữ mà phải làm một công việc khác là dạy người.

Chính vì thế trong một lần phát biểu trước các nhà Giáo năm 1979 cựu Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thị Bình đã nói: “Về tư tưởng chính trị, đội ngũ giáo viên của chúng ta cơ bản là tốt nhưng họ quên rằng dạy người thông qua dạy chữ.”
2. Ngày nay học sinh học không nghiêm túc, trong giờ học hay nói chuyện, chọc phá nhau, gây mất trật tự trong lớp học. Những hành vi này đáng lên án, phải phê bình, kiểm điểm. Sự không nghiêm túc trong giờ học của học sinh làm cho bài giảng trở nên gián đoạn, mất hứng thú, lòng nhiệt tình của thầy cô giáo bị giảm xuống, tất nhiên tiết học đó trở nên buồn tẻ, khô khan, gắng gượng.
Chúng ta phán xét hiện tượng này.
Trong một buổi học, học sinh phải học 5 tiết, lượng thông tin khoa học xã hội, khoa học tự nhiên thâm nhập vào não bộ học sinh là rất lớn. Học sinh phải làm việc cật lực, phải tư duy, phải tiêu hao một lượng lớn năng lượng.

Các em phải học đều đặn 6 buổi trên một tuần (chưa kể phải đi học thêm ngoài giờ lên lớp, học thể dục). Rõ ràng các em đã lao động cực nhọc, nghiêm túc, thể hiện các em không nghỉ học buổi nào (trừ khi bị ốm).

Mặt khác, trong khi truyền thụ kiến thức cho học sinh, hầu hết chúng ta sử dụng phương pháp dạy học kinh điển: “Giảng kiến thức mới sau đó Đọc-Chép hoặc Ghi-Chép” chúng ta ít sử dụng những phương tiện dạy học: tranh, ảnh, phim tư liệu…

Với phương pháp dạy học như thế này thì không thể gọi là hứng thú được, những lời giảng tâm huyết của thầy cô trở thành những kích thích đơn điệu, càng về sau càng gây ức chế trong vỏ não, và vỏ não tự khép lại để bảo vệ cho hệ thần kinh khỏi tổn thương, khỏi bị stress, hệ quả là những hoạt động khác được thiết lập ở học sinh ngay trong lớp học, tiết học để chống lại những kích thích đơn điệu này.
Như vậy ý thức học tập của học sinh được hình thành trong quá trình học tập, lao động chứ không phải tự nó sinh ra, vì thế nó không phải là nhân tố chính quyết định đến tiết học.
Yếu tố thứ ba: Phương pháp dạy học không đáp ứng được nội dung sách giáo khoa.
Hiện nay đổi mới phương pháp dạy học mới: “Dạy học nêu vấn đề” đây là phương pháp tối ưu khi truyền thụ kiến thức cho học sinh vì sau giờ lên lớp học sinh có thể tự học trên sách vở, báo chí, trên mạng internet. Tuy nhiên hầu hết chúng ta trong quá trình truyền thụ kiến thức cho học sinh trong giờ lên lớp chỉ sử dụng một phương pháp duy nhất theo kiểu dạy học truyền thống:
Giảng kiến thức mới kết hợp với câu hỏi gợi mở hoặc ngược lại, bước tiếp theo là Đọc-Chép hoặc Ghi-Chép.
Giảng kiến thức mới kết hợp với câu hỏi gợi mở, kết hợp với tranh ảnh thô sơ, bước tiếp theo là Đọc-Chép hoặc Ghi-Chép.
Sử dụng giáo án điện tử (rất hạn chế, chỉ sử dụng vào tiết thao giảng)
1. Giảng kiến thức mới kết hợp với câu hỏi gợi mở hoặc ngược lại, bước tiếp theo là Đọc-Chép hoặc Ghi-Chép:
Hầu như hiện nay chúng ta sử dụng phương pháp này là chính, với yêu cầu 5 bước lên lớp, phải 100% kiểm tra bài cũ thì chỉ có phương pháp này giáo viên mới co giãn được thời gian, đảm bảo được yêu cầu đề ra, đôi khi phải, “lách luật” mới đủ điểm kiểm tra miệng theo yêu cầu.
2. Giảng kiến thức mới kết hợp với câu hỏi gợi mở, kết hợp với tranh ảnh thô sơ, bước tiếp theo là Đọc-chép hoặc Ghi-chép: Phương pháp này đang tiếp cận với phương pháp dạy học nêu vấn đề, nó có những tranh, ảnh, dụng cụ trực quan để học sinh có thể phát hiện ra kiến thức mới từ những câu hỏi gợi mở của giáo viên. Tuy nhiên nó có rất nhiều hạn chế nên giáo viên ít sử dụng:
Rất mất thời gian: Thao tác cho việc treo những bức tranh, ảnh mất nhiều thời gian nên không đảm bảo thời gian cho tiết dạy theo chương trình đề ra.
Tranh ảnh vẫn không làm rõ những cơ chế, quá trình sinh học vì vậy cũng không thể định hướng cho học sinh phát hiện kiến thức mới theo yêu cầu đặt ra cho giáo viên.
Như vậy với hai phương pháp dạy học trên chưa thể gọi là dạy học nêu vấn đề được vì dạy học nêu vấn đề phải có vấn đề để nêu từ đó dẫn dắt các em phát hiện kiến thức mới, trong khi đó ta dùng ngôn ngữ trừu tượng để mô tả, diễn đạt cái trừu tượng (cơ chế, quá trình) thì làm sao các em hiểu cho được, bên cạnh đó cũng không đảm bảo chương trình, đảm bảo các bước lên lớp do Bộ đề ra, có chăng diễn biến của giờ học do giáo viên chủ đạo làm cho tiết học mang tính hệ thống, tính sư phạm.
3. Sử dụng giáo án điện tử: Hiện nay giáo viên thường sử dụng giáo án điện tử (được soạn trên phần mềm Power Point) để giảng dạy, chủ yếu là thao giảng. Bài giảng này có những ưu điểm và những nhược điểm:
a. Ưu điểm:
Chèn được phim ảnh động để minh hoạ cho bài giảng, vì vậy bài giảng rất sinh động, thu hút sự chú ý ở học sinh trong quá trình nghe giảng.
Tận dụng được thời gian cho giảng dạy.
Chữ viết rõ ràng, dễ đọc.
b. Nhược điểm:
Bài giảng đã được định hình sẵn, mang tính áp đặt nên tiến trình bài giảng sẽ giống nhau cho các lớp, và các bước lên lớp cũng giống nhau. Như vậy không đảm bảo yêu cầu của bộ trong chuẩn kiến thức “ở các lớp khá giỏi, một số phần, một số mục sẽ đi sâu hơn các lớp có trình độ trung bình trở xuống”.
Bài giảng đã được thiết kế sẵn theo một hướng nhất định vì vậy bài giảng sẽ đi theo hướng tuần tự. Trong khi đó dạy học vận dụng phương pháp loại trừ, có nghĩa là ở những phần nào các em phát hiện trước sẽ cho phát biểu trước, yếu tố này sẽ làm cho tính hưng phấn ở học sinh trong hoạt động phát biểu xây dựng bài cũng như định hướng tư duy cho các em theo hướng suy luận có lý.
Học sinh chỉ tham gia vào bài giảng theo định hướng của giáo viên chứ không được ngược lại, có nghĩa học sinh mất đi tính chủ động trong quá trình tiếp thu kiến thức (một kiến thức mới khi truyền đạt cho học sinh, không phải là học sinh hiểu ngay mà có thể qua phần khác các em mới hiểu được, hoặc không phải chỉ giảng qua một lần là các em hiểu được, hoặc các em có thể yêu cầu xem lại phim ảnh…). Trong trường hợp này những giáo án điện tử đang sử dụng hiện nay không đáp ứng được.
Các đề mục không được giữ lại trong suốt bài học để học sinh tái hiện lại nội dung kiến thức khi cần liên hệ. Đây là thiếu sót lớn nhất trong dạy học, nếu sau khi dạy xong mục nào lau sạch mục đó trước khi sang đề mục khác. 

Ghi bảng quá nhiều, thậm chí có những câu hỏi gợi mở giáo viên cũng ghi bảng trong khi đó chỉ cần nêu lên là được, chính vì thế học sinh không chọn lọc được ý chính để ghi vở, vấn đề chính để ghi nhớ.
Xuất hiện kiến thức quá nhanh, học sinh không thể đọc được, không thể ghi được, cuối cùng “chỉ nhìn”. Học sinh tiếp thu bài giảng là cả một quá trình kết hợp giữa việc nghe bài giảng bằng tai, thấy thầy viết bằng mắt, hiểu và ghi lại bằng tay. Thiếu một khâu thì chưa thể nói là tiếp thu bài giảng tốt được, hiểu bài được (đó là chưa kể các em sẽ làm việc khác bằng khâu đó). Mặt khác sự xuất hiện đột ngột cũng như sự biến mất đột ngột làm cho võ não không ghi nhận được thông tin hoặc thông tin không để lại ấn tượng trong võ não, sự tái hiện về cuối bài học sẽ rất khó (phần củng cố), về nhà sẽ khó hơn.
Lạm dụng những hiệu ứng, màu sắc, đưa vào bài giảng những hình ảnh làm cho bị nhiễu thông tin trong quá trình tiếp thu bài giảng của học sinh (đây là lỗi nhận thức). Nếu “bảng xuất hiện đầy những tín hiệu lạ, hình ảnh lạ”, học sinh sẽ bị phân tâm, tò mò, chú ý phần giáo viên không yêu cầu, hệ quả mang lại ngoài ý muốn của giờ học là học sinh không hiểu bài.
Rõ ràng trong ba yếu tố trên, yếu tố thứ ba: “Phương pháp giảng dạy” ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiếp thu bài giảng ở học sinh, quyết định đến ý thức học tập ở học sinh, và trong ba phương pháp giảng dạy chúng ta thấy rằng mỗi phương pháp có những ưu điểm nhất định của nó. Theo tôi chúng ta kế thừa phương pháp giảng dạy truyền thống: “bảng đen phấn trắng” đồng thời kết hợp, ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng, có như thế chúng ta mới đảm bảo được các bước lên lớp, mới thực hiện được phương pháp dạy học nêu vấn đề và thực hiện được yêu cầu của Bộ đề ra.
Tôi nghĩ rằng, các nhà Giáo dục, các nhà soạn thảo chiến lược giáo dục quốc gia nên quan tâm đến phương pháp này và tạo điều kiện cũng như đặt ra qui định cho giáo viên đứng lớp trong “phương pháp dạy học nêu vấn đề”.
Nguyễn Tý - Trường THPT Trần Văn Dư – Quảng Nam
TAILIEU
namtraCTTDT
pgdnamtramy
bannerSam 03qofice12
qofice
New Picture
maugiaosonca
TRUONG KET NOI
DU LICH SAM 
QA
xoamuchu

Liên kết website

In order to view this object you need Flash Player 9+ support!

Get Adobe Flash player
Joomla! Slideshow

Văn bản mới

  • Sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (nghi_dinh_19cp2013.pdf)
  • Thông tư 24/20102/TT-BGDĐT Về việc Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTBT (thong_t_24_ve_truong_ptdtbt.doc)
  • Quy định về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao. (Che_do_trang_phuc_GV_The_duc_51_2012_QD-TTg_151748.doc)
  • Ban hành điều lệ Hội thi Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. (Dieu_le_hoi_thi_GVCN_gioi43_2012_TT-BGDDT_152681.doc)
  • Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (Thong_tu_58_ve_DGXLHS.doc)

Thăm dò ý kiến

Giao diện Website này thế này?
 

Thống kê

  • Các thành viên : 36
  • Nội dung : 716
  • Liên kết web : 13
  • Số lần xem bài viết : 2210860
Hiện có 244 khách Trực tuyến

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ TRƯỜNG PTDTBT - THCS TRÀ DON

Địa chỉ: thôn 2, xã Trà Don, huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam. Tel: 05106.506.669.

.