Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com
Chi bộ: Thông báo đấu thầu cung cấp thực phẩm HS bán... - Thứ tư, 06 Tháng 9 2023 07:37
Chi bộ: Quy chế dân chủ năm học 2022-2023 - Thứ tư, 14 Tháng 6 2023 17:35
Chi bộ: Quy chế dân chủ năm học 2022-2023 - Thứ tư, 14 Tháng 6 2023 17:35
Bài giảng e Learning: Hóa học 8 Bài 28 Không khí sự cháy - Thứ ba, 13 Tháng 6 2023 22:55
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức Lễ bế giảng... - Thứ tư, 31 Tháng 5 2023 07:08
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức ngày hội đọc... - Thứ năm, 20 Tháng 4 2023 21:32
Tin hoạt động: Đêm văn nghệ “Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao... - Thứ ba, 18 Tháng 4 2023 04:59
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức hoạt động trải... - Thứ năm, 19 Tháng 1 2023 04:35
Chi bộ: Thông báo tổ chức đấu thầu cung cấp các mặt... - Thứ bảy, 20 Tháng 8 2022 16:26
Trường: Bảng tổng hợp đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên... - Thứ tư, 08 Tháng 6 2022 14:58
Blue Grey Red
Chào mừng đến với website Trường PTDTBT - THCS Trà Don - huyện Nam Trà My - tỉnh Quảng Nam!

5 "gạch đầu dòng" giúp đạt điểm cao môn Địa lý

Địa lý - Ngữ văn - Lịch sử - Địa lý

 

GD&TĐ - PGS.TS Đinh Văn Thanh - Giảng viên cao cấp khoa Địa lí, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) đưa ra 5 lưu ý giúp đạt điểm cao môn Địa lý.
Đó là: Phải nhớ và hiểu kĩ phần lí thuyết, biết cách nhận biết vấn đề cùng với kĩ năng làm phần thực hành chính xác.

 

12 RJYJ

Trình bày bài làm phải đủ câu, đủ ý. Mỗi ý cần ngắn gọn và xúc tích, có dẫn chứng số liệu kèm theo.

Các thí sinh nên trình bày mỗi ý theo cách gạch đầu dòng để tránh bị sót ý và các thầy cô khi chấm bài cũng dễ đánh giá hơn.

Thí sinh phải vẽ biểu đồ phải rõ ràng, chính xác vì nếu vẽ biểu đồ sai thì phần nhận xét, giải thích cũng sẽ sai theo.

Thông thường, mỗi bài thi trong các kì thi đại học sẽ dài khoảng từ 8 đến 10 trang là hợp lí.

"Trong khi làm bài, thí sinh cần nhớ chính xác các số liệu liên quan đến nội dung trình bày nếu không thì không có điểm hoặc bị trừ điểm. Cách nhớ nhanh và lâu nhất các số liệu là phải chăm học, học đi học lại nhiều lần và tìm các ví dụ minh hoạ trong thực tế xã hội gắn với số liệu đó" - PGS. TS Đinh Văn Thanh nhắn nhủ.

"Chiêu" tránh mất điểm phần vẽ biểu đồ

Theo PGS.TS Đinh Văn Thanh, khi vẽ xong biểu đồ, thí sinh cần viết nhận xét và giải thích; nhưng chú ý là vẽ biểu đồ đúng thì nhận xét, giải thích mới được điểm còn vẽ sai thì nhận xét, giải thích không được điểm. Phần nhận xét đúng sẽ được từ 0,5 - 0,75 điểm.

Khi nhận xét, thí sinh phải nêu được 3 ý lớn: Nhận xét khái quát chung về biểu đồ. Ví dụ xu hướng tăng hay giảm, phân bố đều hay không đều)

Nhận xét về cấu trúc bên trong của biểu đồ có đặc điểm gì tương ứng với chỉ tiêu trong đề bài đã đặt ra.

Nhận xét quá trình, diễn biến từ năm đầu đến năm cuối

Phần giải thích, thí sinh phải giải thích được nguyên nhân tại sao lại có những nhận xét như trên.

Với câu thực hành, thí sinh nên dành từ 40 - 45 phút để làm bài.

Chuẩn bị kiến thức cho câu thực hành

Để làm tốt câu thực hành, PGS Đinh Văn Thanh cho rằng, thí sinh cần phải chuẩn bị những kiến thức:

Phải có kiến thức về kĩ năng tính toán nhanh, chính xác, nhất là tính cơ cấu quy ra phần trăm, tính quy mô, tính bán kính vòng tròn...

Nắm bắt được mối quan hệ logic giữa các thành phần theo yêu cầu của đề bài như tổng số dân thì sẽ gồm dân thành thị cộng với dân nông thôn, diện tích lúa cả năm sẽ bằng diện tích lúa mùa cộng với diện tích lúa đông xuân và diện tích lúa hè thu...

Cần nhớ kĩ "cách nhận biết" khi vẽ từng dạng biểu đồ dựa vào cách hỏi và các số liệu đã cho của đề bài.

Ví dụ: Đề bài hỏi vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô, cơ cấu thì chắc chắn là biểu đồ hình tròn; nhưng đề bài hỏi vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu thì chắc chắn đó là biểu đồ miền,...

Khi viết nhận xét, giải thích biểu đồ để được điểm cao tuyệt đối thì ngoài các kiến thức phân tích biểu đồ, dựa vào số liệu của đề bài thì cần có thêm kiến thức hiểu biết khác về thực tiễn xã hội có liên quan.

"Trong bài thi Địa lí, thường chia làm 2 phần: Phần lí thuyết thường gồm 2 hoặc 3 câu hỏi, trong mỗi câu này lại có các ý nhỏ hơn.

Phần còn lại là phần thực hành, trong đó phần vẽ biểu đồ được 1,5 - 2,0 điểm; còn phần nhận xét, giải thích được 1,0 - 1,5 điểm.

Như vậy, câu thực hành sẽ được nhiều điểm nhất, còn phần lí thuyết nhiều điểm nhưng được chia thành nhiều câu nhỏ"

PGS.TS Đinh Văn Thanh
Lập Phương

TAILIEU
namtraCTTDT
pgdnamtramy
bannerSam 03qofice12
qofice
New Picture
maugiaosonca
TRUONG KET NOI
DU LICH SAM 
QA
xoamuchu

Liên kết website

In order to view this object you need Flash Player 9+ support!

Get Adobe Flash player
Joomla! Slideshow

Văn bản mới

  • Sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (nghi_dinh_19cp2013.pdf)
  • Thông tư 24/20102/TT-BGDĐT Về việc Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTBT (thong_t_24_ve_truong_ptdtbt.doc)
  • Quy định về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao. (Che_do_trang_phuc_GV_The_duc_51_2012_QD-TTg_151748.doc)
  • Ban hành điều lệ Hội thi Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. (Dieu_le_hoi_thi_GVCN_gioi43_2012_TT-BGDDT_152681.doc)
  • Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (Thong_tu_58_ve_DGXLHS.doc)

Thăm dò ý kiến

Giao diện Website này thế này?
 

Thống kê

  • Các thành viên : 36
  • Nội dung : 716
  • Liên kết web : 13
  • Số lần xem bài viết : 2183434
Hiện có 15 khách Trực tuyến

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ TRƯỜNG PTDTBT - THCS TRÀ DON

Địa chỉ: thôn 2, xã Trà Don, huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam. Tel: 05106.506.669.

.