Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com
Chi bộ: Thông báo đấu thầu cung cấp thực phẩm HS bán... - Thứ tư, 06 Tháng 9 2023 07:37
Chi bộ: Quy chế dân chủ năm học 2022-2023 - Thứ tư, 14 Tháng 6 2023 17:35
Chi bộ: Quy chế dân chủ năm học 2022-2023 - Thứ tư, 14 Tháng 6 2023 17:35
Bài giảng e Learning: Hóa học 8 Bài 28 Không khí sự cháy - Thứ ba, 13 Tháng 6 2023 22:55
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức Lễ bế giảng... - Thứ tư, 31 Tháng 5 2023 07:08
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức ngày hội đọc... - Thứ năm, 20 Tháng 4 2023 21:32
Tin hoạt động: Đêm văn nghệ “Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao... - Thứ ba, 18 Tháng 4 2023 04:59
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức hoạt động trải... - Thứ năm, 19 Tháng 1 2023 04:35
Chi bộ: Thông báo tổ chức đấu thầu cung cấp các mặt... - Thứ bảy, 20 Tháng 8 2022 16:26
Trường: Bảng tổng hợp đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên... - Thứ tư, 08 Tháng 6 2022 14:58
Blue Grey Red
Chào mừng đến với website Trường PTDTBT - THCS Trà Don - huyện Nam Trà My - tỉnh Quảng Nam!

Đưa kiến thức về cây dược liệu vào giảng dạy trong nhà trường

Tin tức - Tin hoạt động

Lần đầu tiên, nội dung về nhận biết các loài cây dược liệu có trên địa bàn đã được Phòng Giáo dục huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) đưa vào biên soạn giáo trình để giảng dạy, giúp học sinh các cấp học trong huyện nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ, phát triển nguồn dược liệu quý tại địa phương.

Bảo vệ, gìn giữ nguồn gen dược liệu tại địa phương

Huyện miền núi Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) được nhiều người biết đến là “thủ phủ” của cây sâm Ngọc Linh, hay còn gọi là sâm Việt Nam. Tuy nhiên, ngoài sâm Ngọc Linh, Nam Trà My cũng là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều loài thảo dược quý khác như sâm nam, sâm quy, giảo cổ lam, đinh lăng…

Xuất phát từ sự phong phú và đa dạng các nguồn gen thảo dược quý đó mà sau nhiều trăn trở, tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn, năm 2016, UBND huyện Nam Trà My đã chỉ đạo Phòng Giáo dục huyện tiến hành biên soạn, chọn điểm đưa vào giảng dạy môn học về các loài cây thảo dược trên địa bàn, qua đó giúp học sinh nhận biết và nâng cao ý thức bảo vệ các loài thảo dược nơi đây.

sam-17 52 47 126 

Một góc vườn dược liệu của Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trà Don. 

 

Theo ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, định hướng phát triển của Nam Trà My trong thời gian tới là tập trung phát triển cây sâm Ngọc Linh và một số loài thảo dược dưới tán rừng; đưa thảo dược thành một nghề kinh tế chủ yếu và góp phần xoá đói giảm nghèo cho địa phương. 

 

“Chúng tôi đã xây dựng Đề án phát triển sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam và đang tiến hành nhân giống, di thực cây sâm từ đỉnh Ngọc Linh xuống các vùng thấp để người dân tiến hành trồng sâm. Đồng thời, nhận thấy tiềm năng của nhiều giống thảo dược quý khác có sẵn tại địa phương nên cũng tiến hành nhiều biện pháp để nhân rộng, phát triển, trong đó có việc khuyến khích người dân và doanh nghiệp trồng dược liệu để xoá nghèo. Muốn làm được điều đó, ngoài việc quy hoạch, nhân rộng nguồn giống và hướng dẫn kỹ thuật trồng cho người dân, việc nâng cao ý thức bảo vệ và phát triển nguồn gen thảo dược có sẵn trên địa bàn có vai trò hết sức quan trọng. Và sẽ rất cần thiết nếu ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường các em học sinh đã nhận biết, phân biệt rõ các loài cây thảo dược cũng như những công dụng, giá trị mà các loài thảo dược mang lại cho kinh tế, sức khoẻ của người dân, từ đó ra sức bảo vệ, giữ gìn và phát triển ngay trên quê hương của mình. Chính vì vậy, UBND huyện đã giao Phòng Giáo dục huyện tiến hành ngay việc biên soạn bộ tài liệu giảng dạy ngoại khoá hoặc bổ sung, tích hợp vào các môn học có liên quan như: sinh học, khoa học - công nghệ, địa lý… để các em học sinh ngay từ bậc mầm non đến tiểu học, trung học sơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn đều biết, trước tiên là phân biệt, hiểu được các loài cây dược liệu cũng như giá trị kinh tế, giá trị sử dụng cây dược liệu hiện có ở địa phương mình” - ông Hồ Quang Bửu chia sẻ.

Giáo dục kĩ năng mềm về trồng dược liệu

Theo thầy giáo Võ Đăng Chín, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) Trung học sơ sở (THCS) Trà Don: Trường PTDTBT THCS Trà Don được UBND huyện và Phòng Giáo dục huyện Nam Trà My giao nhiệm vụ thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh “Giáo dục kĩ năng mềm về trồng dược liệu dưới tán rừng cho học sinh Mẫu giáo, Tiểu học, THCS và THPT ở huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam”.

Đề tài do thầy Chín làm chủ nhiệm và tiến hành gặp gỡ các nhà khoa học, tích luỹ, tổng hợp tư liệu có liên quan để trên cơ sở đó biên soạn thành bộ tài liệu (giáo trình) giảng dạy cho học sinh 4 bậc học (từ mầm non đến THPT).

Thầy Võ Đăng Chín cho biết: Bên cạnh đặt nền móng cho việc nhân rộng các loại cây dược liệu trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và Nam Trà My nói riêng; phát triển, hình thành vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất trên quy mô công nghiệp, đề tài còn có ý nghĩa góp phần bảo vệ được rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn, nâng cao ý thức cho học sinh, người dân tộc thiểu số trong việc bảo vệ và khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên.

Cũng theo thầy giáo Võ Đăng Chín, đề tài được biên tập thành tài liệu, giáo trình đưa vào giảng dạy sẽ giúp học sinh nhận biết được đặc điểm hình thái và lựa chọn được khu vực có điều kiện phù hợp với cây dược liệu; rèn luyện được tính cẩn thận, tỉ mỉ, chịu khó; tạo ra cho các em những kĩ năng mềm trong trồng dược liệu, từ đó giúp gia đình tạo ra sản phẩm với số lượng lớn sẽ tạo nguồn thu nhập ổn định, góp phần phát triển kinh tế gia đình, đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững; nâng cao nhận thức của học sinh trong việc thực hành, từng bước thay đổi nhận thức, xóa bỏ tập quán lạc hậu của đồng bào các dân tộc thiểu số...

Để giúp học sinh nắm bắt tốt các kỹ năng mềm mà đề tài yêu cầu, theo Phó Trưởng phòng Giáo dục huyện Nam Trà My Nguyễn Văn Xuân: Giáo viên phải có phương pháp dạy học sinh phù hợp ở mỗi lứa tuổi, mỗi bậc học. Trong đó, với bậc mầm non, phương pháp học chủ yếu thông qua trò chơi hay “học mà chơi, chơi mà học”, giúp các bé được cầm, nắm và cảm nhận vật như nhận biết trái cây, hình dạng, các thân, lá cây dược liệu như sâm Ngọc Linh, cây quế, sâm nam, giảo cổ lam, sâm quy…

Còn với bậc tiểu học, ph­ương pháp chủ yếu cũng là tổ chức các trò chơi nhận biết hoặc thảo luận để học sinh bày tỏ quan điểm, ý kiến, thái độ của mình và lắng nghe ý kiến của ng­ười khác về các vấn đề trồng dược liệu dưới tán rừng có liên quan đến nội dung bài học hay không. Từ đó giúp học sinh nhận thức và có hành vi, thái độ đúng đắn về tác dụng và hiệu quả của cây dược liệu.

Đối với bậc THCS, ngoài các phương pháp chung như: thảo luận, trò chơi…, giáo viên sẽ đưa học sinh đi tham quan và điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa. Đồng thời, hướng dẫn để các em cũng có thể nghiên cứu một vấn đề về môi trường, đất ở địa phương. Với phương pháp học này giúp học sinh rèn luyện tính tự lập và tạo nền móng nghiên cứu, tìm hiểu về các loài dược liệu quý ở địa phương...

  dsc0627-17 55 24 929

Các em học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trà Don thực hành trồng cây dược liệu dưới tán rừng.

Trong khi đó, với bậc THPT, các hình thức tổ chức dạy học giáo dục kĩ năng mềm về trồng dược liệu dưới tán rừng cho học sinh sẽ thông qua kiến thức tích hợp với môn Sinh học, Địa lý, Công nghệ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc dạy học nội khoá với các môn học liên quan nhiều đến thực tế thiên nhiên, cảnh vật.

Tuy nhiên, bên cạnh nội dung tích hợp các môn học nội khoá, hình thức dạy học ngoại khoá với bậc học THPT là hết sức quan trọng. Ví dụ như: Tổ chức nói chuyện giao lưu về môi trường rừng; thi tìm hiểu môi trường rừng tại địa phương, đố vui về các loại cây dược liệu; tổ chức tham quan vườn dược liệu…

Nói thêm về tính ưu việt của hình thức dạy học ngoại khoá này, theo ông Nguyễn Văn Xuân - Phó trưởng Phòng Giáo dục huyện Nam Trà My: Ở nhiều nước trên thế giới, việc giáo dục kĩ năng mềm cho học sinh qua hình thức này rất được chú ý, vì đây là cơ hội để học sinh tiếp cận với thiên nhiên, ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế môi trường tự nhiên, phát triển khả năng độc lập của học sinh, giúp học sinh tự tổ chức việc tìm hiểu, nhận xét, thảo luận các vấn đề về môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường. Chính những hoạt động này dễ dàng giúp học sinh có ý thức bảo vệ môi trường. 

“Tuy nhiên, bước đầu huyện chọn Trường PTDTBT THCS Trà Don làm thí điểm, sau đó sẽ tổng kết rút kinh nghiệm mới nhân rộng đại trà. Năm học này, Trường PTDTBT THCS Trà Don đã bắt đầu xây cơ sở vật chất (gồm vườn dược liệu và phòng thí nghiệm), tiến hành bồi dưỡng giáo viên về kiến thức, kỹ năng để giảng dạy các nội dung liên quan đến cây dược liệu. Qua bước đầu cho thấy, các em học sinh rất thích thú với nội dung các môn học về dược liệu; nhiều em còn sưu tầm, tìm hiểu giới thiệu với trường về các cây dược liệu ở địa phương nơi mình sinh sống. Điều này hứa hẹn sự thành công từ ý tưởng đưa cây dược liệu vào giảng dạy trong nhà trường của lãnh đạo UBND huyện chúng tôi” - ông Nguyễn Văn Xuân cho biết thêm./.

Tác giả: Đình Tăng

Nguồn tin: http://dangcongsan.vn/


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

TAILIEU
namtraCTTDT
pgdnamtramy
bannerSam 03qofice12
qofice
New Picture
maugiaosonca
TRUONG KET NOI
DU LICH SAM 
QA
xoamuchu

Liên kết website

In order to view this object you need Flash Player 9+ support!

Get Adobe Flash player
Joomla! Slideshow

Văn bản mới

  • Sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (nghi_dinh_19cp2013.pdf)
  • Thông tư 24/20102/TT-BGDĐT Về việc Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTBT (thong_t_24_ve_truong_ptdtbt.doc)
  • Quy định về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao. (Che_do_trang_phuc_GV_The_duc_51_2012_QD-TTg_151748.doc)
  • Ban hành điều lệ Hội thi Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. (Dieu_le_hoi_thi_GVCN_gioi43_2012_TT-BGDDT_152681.doc)
  • Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (Thong_tu_58_ve_DGXLHS.doc)

Thăm dò ý kiến

Giao diện Website này thế này?
 

Thống kê

  • Các thành viên : 36
  • Nội dung : 716
  • Liên kết web : 13
  • Số lần xem bài viết : 2205155
Hiện có 57 khách Trực tuyến

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ TRƯỜNG PTDTBT - THCS TRÀ DON

Địa chỉ: thôn 2, xã Trà Don, huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam. Tel: 05106.506.669.

.