Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com
Chi bộ: Thông báo đấu thầu cung cấp thực phẩm HS bán... - Thứ tư, 06 Tháng 9 2023 07:37
Chi bộ: Quy chế dân chủ năm học 2022-2023 - Thứ tư, 14 Tháng 6 2023 17:35
Chi bộ: Quy chế dân chủ năm học 2022-2023 - Thứ tư, 14 Tháng 6 2023 17:35
Bài giảng e Learning: Hóa học 8 Bài 28 Không khí sự cháy - Thứ ba, 13 Tháng 6 2023 22:55
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức Lễ bế giảng... - Thứ tư, 31 Tháng 5 2023 07:08
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức ngày hội đọc... - Thứ năm, 20 Tháng 4 2023 21:32
Tin hoạt động: Đêm văn nghệ “Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao... - Thứ ba, 18 Tháng 4 2023 04:59
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức hoạt động trải... - Thứ năm, 19 Tháng 1 2023 04:35
Chi bộ: Thông báo tổ chức đấu thầu cung cấp các mặt... - Thứ bảy, 20 Tháng 8 2022 16:26
Trường: Bảng tổng hợp đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên... - Thứ tư, 08 Tháng 6 2022 14:58
Blue Grey Red
Chào mừng đến với website Trường PTDTBT - THCS Trà Don - huyện Nam Trà My - tỉnh Quảng Nam!

Tháng Năm về! Nhớ Ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu.

Tin tức - Tin hoạt động

Tháng Năm về! Nhớ Ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu.

          Sáng ngày 18 tháng 05 năm 2020 liên đội trường PTDTBT THCS Trà Don đã tổ chức các hoạt động kỉ niệm 130 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Lễ kết nạp 31 đội viên vào đoàn TNCS Hồ Chí Minh, giới thiệu cuốn sách Bác Hồ viết Di chúc, các em được xem phim tài liệu cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ…;  “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người Anh hùng dân tộc vĩ đại và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta”.

Trong những ngày Tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả khi hướng về Thủ đô Hà Nội, hướng về Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - trái tim của cả nước với tấm lòng trân trọng, biết ơn và thành kính. Đã 51 năm kể từ ngày Bác đi xa, nhưng sự nghiệp và tư tưởng, tấm gương đạo đức vĩ đại, sáng ngời của Bác vẫn sống mãi trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc, trường tồn theo thời gian, mãi mãi tỏa sáng trong hành trình phát triển của nhân dân ta và nhân loại tiến bộ.

Sinh thời, với cương vị là Chủ tịch Nước, là lãnh tụ tối cao của Đảng, nhưng cứ đến dịp 19-5, kỷ niệm Ngày sinh của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn từ chối những lễ nghi phiền phức, Bác thường dặn trước các địa phương, các cơ quan là không nên tổ chức linh đình vì Người sợ tốn thời giờ, tiền bạc của nhân dân trong lúc đời sống và cuộc chiến đấu của nhân dân ta còn nhiều khó khăn, gian khổ. Qua mỗi dịp kỷ niệm Ngày sinh nhật của Bác, chúng ta đều thấy một sự giản dị, khiêm tốn đến cao thượng. Đó là bài học quý giá cho mỗi chúng ta trong bất kỳ giai đoạn lịch sử của đất nước. Là dịp để chúng ta soi vào tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời của Bác, học tập đức tính khiêm tốn, giản dị, mẫu mực của Bác.

Xin thành kính gợi lại những kỷ niệm trong các ngày sinh nhật đánh nhớ của Người - Lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam:

          * Năm 1946:

- Ngày 18/5/1946, Báo Cứu Quốc có đăng một bài báo đặc biệt trên trang nhất với tựa đề: “Cụ Hồ Chí Minh với dân tộc Việt Nam”; đồng thời, chính thức thông báo ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngày 19.5.1890.

 - Năm 1946 là năm kỷ niệm ngày sinh Bác Hồ lần đầu tiên. Sáng 19/5/1946, tại Bắc bộ Phủ, các đại biểu thiếu nhi thủ đô, tự vệ, hướng đạo và hơn 50 đại biểu Nam bộ đã đến chúc mừng sinh nhật Bác. Xúc động trước tình cảm của đồng bào, đồng chí, Bác nói: "Tôi chưa xứng đáng với sự săn sóc của đồng bào, vì tôi hãy còn là một thanh niên, tuổi có 56 chưa đáng tuổi được đồng bào chúc thọ. Chỉ vì nhà báo nào biết đến ngày sinh của tôi mà đem ra làm bận rộn đến đồng bào. Từ trước tới nay tôi đã là người của đồng bào, thì từ nay về sau tôi vẫn thuộc về đồng bào. Tôi quyết giữ lòng trung thành với Tổ quốc. Tôi xin hứa với đồng bào gắng sức làm việc, nhưng tôi hy vọng vào sự cộng tác chặt chẽ của đồng bào. Việc nước là lớn, không ai có thể làm một mình nổi. Tôi mong rằng ngày này năm sau các đồng bào sẽ làm cho nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cường thịnh hơn. Hôm nay đồng bào cho tôi nhiều hoa bánh. Những thứ đó đáng giá cả. Nhưng xin đồng bào nghĩ đến các đồng bào nghèo khó, hơn là hao phí cho tôi".

 * Năm 1947: Sinh nhật năm 1947 là kỷ niệm sinh nhật không bao giờ quên đối với Bác. Trước sinh nhật Bác vài ngày, đồng chí Lộc (tên thật là Nguyễn Văn Ty) - người phục vụ nấu ăn cho Bác nhưng cũng là người đồng chí, người bạn thân thiết đã cùng Bác hoạt động ở Thái Lan, Trung Quốc rồi sau đó theo Bác trở về nước tham gia hoạt động cách mạng - vừa mới qua đời bởi căn bệnh sốt rét ác tính. Vì vậy, kỷ niệm sinh nhật Bác diễn ra lặng lẽ. Sáng sớm ngày 19/5/1948, các đồng chí phục vụ đã mang một bó hoa rừng đến chúc mừng sinh nhật Bác, chúc Bác mạnh khỏe sống lâu. Nhận bó hoa rừng và những lời chúc mừng của các đồng chí phục vụ, Bác rất xúc động rơm rớm nước mắt: “Bác cảm ơn các chú. Bác đề nghị dành bó hoa này cùng đến viếng mộ đồng chí Lộc”.

* Năm 1948: Ngày 19/5/1948, Quốc hội, Chính phủ, các đoàn thể và các tầng lớp nhân dân đã gửi thư chúc mừng nhân dịp sinh nhật Bác. Đáp lại những tình cảm ấy, Bác viết thư cảm ơn, trong thư có đoạn: “Đồng bào yêu mến chúc thọ tôi, tôi biết lấy gì, nói gì để báo đáp lại lòng thân ái ấy? Tôi chỉ có một cách báo đáp là kiên quyết cùng đồng bào chịu cực, chịu khổ, quyết cùng đồng bào kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn...”.

* Năm 1949: Sắp đến ngày sinh nhật của Bác, nhiều cán bộ đang cùng làm việc ở Việt Bắc, thể theo nguyện vọng của đồng bào đã đề nghị Bác cho được tổ chức chúc mừng sinh nhật. Bác đã làm bài thơ "Không đề" bày tỏ tâm sự của mình và đáp lại tấm thịnh tình kính yêu của đồng chí, đồng bào:

“Vì nước chưa nên nghĩ đến nhà,

Năm mươi chín tuổi vẫn chưa già.

Chờ cho kháng chiến thành công đã,

Bạn sẽ ăn mừng sinh nhật ta”.

* Năm 1950: Gần đến ngày Bác tròn 60 tuổi, theo truyền thống đến tuổi hạc, tuổi lên lão, thường được tổ chức lễ mừng, lễ chúc. Ban Thường vụ Trung ương Đảng đề nghị Bác cho tổ chức lễ kỷ niệm mừng Bác 60 tuổi. Bác đã từ chối bằng cách đọc lại bài thơ “Không đề”: Chờ cho kháng chiến thành công đã/ Bạn sẽ ăn mừng sinh nhật ta.

Ngày 21/5, tại một cuộc họp của Hội đồng Chính phủ cán bộ các cơ quan Trung ương ở Thác Dẫng (Tuyên Quang), sau khi Linh mục Phạm Bá Trực, Phó trưởng Ban thường trực Quốc hội, đứng lên thay mặt toàn thể đọc những lời chúc thọ Bác, để cảm ơn và đáp lại lời chúc thọ của mọi người, Bác tươi cười cảm ơn và nói: Tôi có mấy câu thơ cũng chỉ là khoai khoai sắn sắn thôi xin được đọc ra đây:

“Sáu mươi tuổi hãy còn xuân chán,

So với ông Bành vẫn thiếu niên.

Ăn khỏe, ngủ ngon, làm việc khỏe,

Trần mà như thế kém gì tiên”.

* Năm 1951: Ngày 19/5/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp các đại biểu Quốc hội, Chính phủ, mặt trận... đến chúc thọ. Sau đó, Bác tiếp các nhà báo, trả lời về chính sách của Chính phủ, về quan hệ quốc tế và vấn đề hòa bình thế giới.

* Năm 1952: Với bút danh C.B, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Giặc Pháp phản Đức chúa” tố cáo tội ác của thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và giết hại những người dân lương, giáo vô tội, đăng trên Báo Nhân dân số 58 ra ngày 19/5/1952.

* Năm 1953: Ngày 19/5/1953, Bác thăm các cháu lớp mẫu giáo nhỏ tuổi, con em của các đồng chí cán bộ các cơ quan Trung ương. Trước đó, Bác làm bài thơ “Sáu mươi ba tuổi”:

“Chưa năm mươi đã kêu già

Sáu ba mình vẫn nghĩ là đương trai

Sống quen thanh đạm nhẹ người

Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung”.

* Năm 1954: Ngày 19/5/1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận được nhiều thư, điện của cán bộ, nhân dân, quân đội, thiếu nhi... và tiếp nhiều đoàn đến chúc thọ. Cùng ngày, với bút danh C.B, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Phi la tốp” nói về khả năng sản xuất loại thuốc mới của y tế Việt Nam, đăng Báo Nhân dân số 186 (từ ngày 19/5 đến 21/5/1954).

* Năm 1955: Ngày 19/5/1955, Bác đến thăm Nhà máy xe lửa Gia Lâm (Hà Nội). Nói chuyện với cán bộ, công nhân nhà máy, Người căn dặn: “Muốn thi đua cho có kết quả thì phải đoàn kết, phổ biến kinh nghiệm cho nhau, bền gan và cố gắng học tập”.

* Năm 1956: Ngày 19/5/1956, Bác tiếp nhiều đoàn cán bộ, đại biểu các tầng lớp nhân dân đến chúc mừng sinh nhật lần thứ 66 của Người.

* Năm 1957: Ngày 19/5/1957, Bác đi thăm chùa Thầy, xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Tây.

* Năm 1958: Ngày 19/5/1958, Người đi thăm chùa Hương Tích. Người căn dặn cán bộ, nhân dân địa phương phải trồng nhiều cây dọc 2 bờ suối Yến, phải bảo vệ và xây dựng thắng cảnh đẹp hơn để ngày càng có nhiều du khách trong và ngoài nước đến thăm.

* Năm 1959: Ngày 19/5/1959, Người thăm Nhà máy rượu Hà Nội. Cùng ngày, Người đến thăm núi Thầy và vãn cảnh chùa Tây Phương ở huyện Thạch Thất, Hà Nội. Bác gửi tặng huy hiệu cho 1 học sinh ở Trường tiểu học Trung Hoa (Hà Nội) nhặt được của rơi, trả lại người mất.

          * Năm 1960: Ngày 19/5/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quyết định khen thưởng cho một số cá nhân và đơn vị xuất sắc trong phong trào làm phân bón.

* Năm 1963: Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa II khai mạc đúng vào dịp chuẩn bị kỷ niệm lần thứ 73 ngày sinh của Bác. Trong kỳ họp này, các đại biểu Quốc hội đã nhất trí đề nghị Quốc hội trao tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh Huân chương Sao Vàng - Huân chương cao quý nhất của Nhà nước Việt Nam. Biết tin, Bác nói: “Tôi vừa nhận được một tin tức làm tôi rất cảm động và sung sướng. Đó là tin Quốc hội có ý định tặng cho tôi Huân chương Sao Vàng - Huân chương cao quý nhất của nước ta. Tôi xin tỏ lòng biết ơn Quốc hội. Nhưng tôi xin Quốc hội cho phép tôi chưa nhận Huân chương ấy. Vì sao? Vì Huân chương là để thưởng người có công huân, nhưng tôi tự xét chưa có công huân xứng đáng với sự tặng thưởng cao quý của Quốc hội”. Bác nói tiếp: “Miền Nam thật là xứng đáng với danh hiệu “Thành đồng Tổ quốc” và xứng đáng được tặng Huân chương cao quý nhất, vì những lẽ đó, tôi xin Quốc hội đồng ý thế này: Chờ đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc hòa bình, thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà, Quốc hội sẽ cho phép đồng bào miền Nam trao cho tôi Huân chương cao quý. Như vậy thì toàn dân ta sẽ sung sướng vui mừng”.

* Năm 1964: Ngày 19/5/1964, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 74, Chủ tịch Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn của Tạp chí MaiNôrily Ốpoăn - tạp chí của một nhóm trí thức tiến bộ Mỹ xuất bản. Nội dung trả lời phỏng vấn về tình hình ở Việt Nam và cuộc xâm lược của Mỹ ở miền Nam Việt Nam và quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược.

* Năm 1965: Nhân dịp sinh nhật lần thứ 75, Người bắt đầu viết tài liệu “Tuyệt đối bí mật” - bảo vật quốc gia (từ ngày 10/5 - ngày 15/5/1965). Khi viết xong, trong tài liệu Người viết mấy dòng chữ “Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 1965” trước chữ ký Hồ Chí Minh. Bên cạnh, phía trái là chữ ký chứng kiến của đồng chí Lê Duẩn.

Ngày 18/5, khi biết các bạn Trung Quốc chuẩn bị chúc thọ nhân kỷ niệm ngày sinh của Người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với Nguyên soái Trung Quốc Diệp Kiếm Anh và cán bộ phụ trách nhà nghỉ: “Tôi sang đây vào dịp này là tránh việc chúc thọ ở trong nước. Vì vậy, tôi yêu cầu các đồng chí cũng không tổ chức chúc thọ…”.

Ngày 15/5, Bác rời Hà Nội đi Thăm Trung Quốc; Ngày 18/5, khi biết các bạn Trung Quốc chuẩn bị chúc thọ nhân kỷ niệm ngày sinh của Người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với Nguyên soái Trung Quốc Diệp Kiếm Anh và cán bộ phụ trách nhà nghỉ: “Tôi sang đây vào dịp này là tránh việc chúc thọ ở trong nước. Vì vậy, tôi yêu cầu các đồng chí cũng không tổ chức chúc thọ…”; Ngày 19/5, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thăm quê hương Khổng Tử, chiều cùng ngày Người đến thăm di tích Khổng Phủ, Khổng Miếu, Khổng Lâm, Người nói nhiều về quan niệm “lấy dân làm gốc” của Khổng Tử và Mạnh Tử. Trên đường trở về, Người đã làm bài thơ chữ Hán Phỏng Khúc Phụ ghi lại cảm xúc chuyến thăm quê hương Khổng Tử:

“Mười chín tháng năm thăm Khúc Phụ

Miếu xưa vẫn dưới bóng tùng xưa

Uy quyền họ Khổng giờ đâu nhỉ?

Lấp loáng bia xưa chút ánh tà”.

* Năm 1968: Ngày 19/5/1968, sau khi tiếp thân mật các cán bộ như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến chúc mừng sinh nhật, Bác tiếp tục sửa chữa và bổ sung tài liệu “Tuyệt đối bí mật” - bảo vật quốc gia.

* Năm 1969: Sáng sớm ngày sinh nhật lần thứ 79, ngày 19/5/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dậy sớm như thường lệ và cố gắng tập những động tác thể dục đơn giản. Sau đó, Bác tiếp các cháu thiếu nhi là con các đồng chí phục vụ đến chúc thọ Người. Đến 9h sáng, Bác xem và chỉnh sửa, bổ sung bản Di chúc. 10h30, Bác tiếp chị Phan Thị Quyên (vợ liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi) và chị Nguyễn Thị Châu (Ủy viên BCH Hội Liên hiệp Thanh niên và Sinh viên giải phóng khu Sài Gòn Chợ Lớn - Gia Định) đến chúc thọ Người. 14h30, Người lên nhà sàn viết thư khen thiếu niên Hợp tác xã măng non thôn Phú Mẫn, xã Hàm Sơn, huyện Yên Phong, tỉnh Hà Bắc đã có nhiều thành tích trong việc chăm sóc trâu bò. Trong ngày, Bác gửi tặng cán bộ nhân dân tỉnh Nghệ An tấm ảnh chân dung của Người. Phía dưới tấm ảnh Người viết: “Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu trong công tác, phải hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân”.

Sinh nhật lần thứ 79 của Bác diễn ra bình thường như những ngày làm việc của Người và tất cả mọi người đều không ai nghĩ rằng đó là dịp kỷ niệm sinh nhật cuối cùng của vị cha già kính yêu của dân tộc!

“Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta

Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa

Chỉ biết quên mình, cho hết thảy

Như dòng sông chảy, nặng phù sa”!

                                                                   (Theo chân Bác-Tố Hữu).

Kỷ niệm 130 năm Ngày sinh của Bác (19/5/1890 - 19/5/2020) năm nay đúng vào dịp toàn Ðảng tổ chức đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, là dịp để mỗi chúng ta bày tỏ tình cảm, lòng biết ơn sâu sắc tới Bác Hồ kính yêu; toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Việt Nam báo công với Bác về những thành tích cả nước đạt được và quyết tâm sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, sai lầm để tiếp tục tiến bước trên con đường dựng xây đất nước Việt Nam “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai các cường quốc năm châu như sinh thời Bác hằng mong muốn./.

Một số hình ảnh của liên đội trường PTDTBT THCS Trà Don mừng Sinh nhật Bác Hồ.

bac ho

lop ctd

lop ctd 1

lkn dv1

lkn doan

lkn dv

gts1

                                                                                            Ảnh, tin bài: Đăng Chín

 

 


Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

TAILIEU
namtraCTTDT
pgdnamtramy
bannerSam 03qofice12
qofice
New Picture
maugiaosonca
TRUONG KET NOI
DU LICH SAM 
QA
xoamuchu

Liên kết website

In order to view this object you need Flash Player 9+ support!

Get Adobe Flash player
Joomla! Slideshow

Văn bản mới

  • Sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (nghi_dinh_19cp2013.pdf)
  • Thông tư 24/20102/TT-BGDĐT Về việc Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTBT (thong_t_24_ve_truong_ptdtbt.doc)
  • Quy định về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao. (Che_do_trang_phuc_GV_The_duc_51_2012_QD-TTg_151748.doc)
  • Ban hành điều lệ Hội thi Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. (Dieu_le_hoi_thi_GVCN_gioi43_2012_TT-BGDDT_152681.doc)
  • Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (Thong_tu_58_ve_DGXLHS.doc)

Thăm dò ý kiến

Giao diện Website này thế này?
 

Thống kê

  • Các thành viên : 36
  • Nội dung : 716
  • Liên kết web : 13
  • Số lần xem bài viết : 2172236
Hiện có 11 khách Trực tuyến

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ TRƯỜNG PTDTBT - THCS TRÀ DON

Địa chỉ: thôn 2, xã Trà Don, huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam. Tel: 05106.506.669.

.