Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com
Chi bộ: Thông báo đấu thầu cung cấp thực phẩm HS bán... - Thứ tư, 06 Tháng 9 2023 07:37
Chi bộ: Quy chế dân chủ năm học 2022-2023 - Thứ tư, 14 Tháng 6 2023 17:35
Chi bộ: Quy chế dân chủ năm học 2022-2023 - Thứ tư, 14 Tháng 6 2023 17:35
Bài giảng e Learning: Hóa học 8 Bài 28 Không khí sự cháy - Thứ ba, 13 Tháng 6 2023 22:55
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức Lễ bế giảng... - Thứ tư, 31 Tháng 5 2023 07:08
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức ngày hội đọc... - Thứ năm, 20 Tháng 4 2023 21:32
Tin hoạt động: Đêm văn nghệ “Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao... - Thứ ba, 18 Tháng 4 2023 04:59
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức hoạt động trải... - Thứ năm, 19 Tháng 1 2023 04:35
Chi bộ: Thông báo tổ chức đấu thầu cung cấp các mặt... - Thứ bảy, 20 Tháng 8 2022 16:26
Trường: Bảng tổng hợp đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên... - Thứ tư, 08 Tháng 6 2022 14:58
Blue Grey Red
Chào mừng đến với website Trường PTDTBT - THCS Trà Don - huyện Nam Trà My - tỉnh Quảng Nam!
Ngữ văn

Định hướng đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2014

Địa lý - Ngữ văn - Lịch sử - Ngữ văn

Định hướng đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn năm 2014GD&TĐ - Trước vấn đề đặt ra với đề thi môn Ngữ văn: Đề mở, đáp án mở như thế nào? PGS Đỗ Ngọc Thống – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) - đã có những phân tích cụ thể.

1 ZQYN

Đọc thêm...

 
 

Dạy và học môn Văn: Cô, trò đều… ngán

Địa lý - Ngữ văn - Lịch sử - Ngữ văn


Học sinh ngao ngán, chán học còn giáo viên dù tâm huyết cũng chỉ biết dạy theo “khuôn mẫu”… thực trạng dạy và học môn Văn trong các trường ngày càng bộc lộ nhiều bất cập, chưa có “lối thoát”.

Ngày càng nhàm chán

Có một thực tế những năm gần đây, môn Ngữ văn trong các trường phổ thông đang dần đánh mất vị thế của một môn học cuốn hút, say mê học trò thủa nào giờ đây chỉ còn là những tiết học thụ động, khiến học sinh cảm thấy nhàm chán.

Nguyễn Thanh Huyền - học sinh lớp 11 Trường THPT N.T (Hà Nội) chia sẻ: “Trong giờ Văn, nhiều lúc em và các bạn cảm thấy rất buồn ngủ. Lịch học kín mít, tất bật “chạy sô”, mệt mỏi vì học nhiều, nên không thể cảm thụ, nghiền ngẫm tác phẩm văn học. Trong giờ Văn, cô cứ giảng, trò chỉ biết lụi hụi ghi để lấy cái làm bài kiểm tra, thi tốt nghiệp. Môn Văn phải học theo khung bài, ba-rem để đi thi, học sinh ít được đưa ra cảm nhận riêng”.

day-van-e6034_copy

Đọc thêm...

   

Chuyện “thâm cung bí sử” trong biên soạn SGK ngữ văn

Địa lý - Ngữ văn - Lịch sử - Ngữ văn

Tại hội thảo quốc gia về dạy học văn trong trường phổ thông do Bộ GD-ĐT tổ chức trong hai ngày 5 và 6.1 ở TP.Huế, các đại biểu thừa nhận đa số học sinh chối bỏ môn văn. Thế nên thay đổi mạnh mẽ dạy và học, chương trình - sách giáo khoa của môn này là việc cấp thiết.

Môn số 1 nhưng học sinh xem nhẹ

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, khẳng định: “Ngữ văn là một trong những môn học có vị trí và tầm quan trọng số một trong nhà trường phổ thông. Ngoài chức năng công cụ, môn học này còn góp phần rất lớn nhằm hình thành và phát triển các năng lực chung cũng như góp phần bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và các phẩm chất cao đẹp của người học”.

 

monvan

Đọc thêm...

   

"Chữ quốc ngữ chưa được Nhà nước công nhận là quốc tự"

Địa lý - Ngữ văn - Lịch sử - Ngữ văn

“Chữ quốc ngữ có được cương vị thật sự sau Cách mạng Tháng Tám. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ văn bản nào của Nhà nước (cấp quốc gia) công nhận đó là quốc tự. Ngay cả tiếng Việt cũng chưa được ghi trong hiến pháp là ngôn ngữ quốc gia...”.
ImageView.aspx

Đọc thêm...

   

Cần định chuẩn cách dùng tiếng Việt

Địa lý - Ngữ văn - Lịch sử - Ngữ văn

 
 

Đề, hướng dẫn làm bài môn Văn tốt nghiệp THPT 2012

Địa lý - Ngữ văn - Lịch sử - Ngữ văn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO                                                             KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2012

Môn Thi : NGỮ VĂN -  Giáo Dục Trung Học Phổ Thông

Thời gian làm bài : 150 phút, không kể thời gian phát đề

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

 

I. PHẦN CHUNG CHO CÁC THÍ SINH : (5.0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

 

Trong phần cuối tác phẩm Số phận con người, nhà văn M. Sô-lô-khốp viết:

Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ…

(Ngữ văn 12, Tập hai, tr.123, NXB Giáo dục – 2008)

Hai con người được nói đến ở trên là những nhân vật nào ? Vì sao tác giả gọi họ là hai con người côi cút? Hình ảnh hai hạt cát trong câu văn có ý nghĩa gì?

Câu 2.(3.0 điểm)

Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội.

Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

 

II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN : (5,0 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)

Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5.0 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu:

Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây  ta đó, đắng cay ngọt bùi…

Thương nhau, chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.

Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…

(Ngữ văn 12, Tập một, tr.111, NXB Giáo dục – 2009)

Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5.0 điểm)

Phân tích hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục – 2009)

 

 

BÀI GIẢI GỢI Ý

Cu 1. (2,0 điểm)

- Hai con người được nói đến ở trên là cựu chiến binh Nga Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a. mồ côi. Họ là hai con người côi cút, vì đây là những con người có số phận đau thương mất mát do chiến tranh phát xít gây nên.

- Hình ảnh hai hạt cát trong câu văn gợi liên tưởng đến thân phận nhỏ bé của con người trước bão tố của chiến tranh và nỗi nhọc nhằn mưu sinh trong đời thường. Từ đó, thể hiện nỗi băn khoăn, lo lắng tác giả về tương lai các nhân vật nhưng khâm phục, tin tưởng ở lòng nhân ái và bản lĩnh của con người Nga. Đồng thời đặt ra vấn đề xã hội cũng cần quan tâm đến cá nhân con người, nhất là những người có đóng góp, hi sinh lớn cho cộng đồng. Những hình ảnh này đã góp phần làm rõ tư tưởng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Sô-lô-khốp trong tác phẩm Số phận con người.

Câu 2.

1) Mở bài :

- Giới thiệu luận đề : “Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội.

- Chuyển ý.

2) Thân bài :

a. Giải thích : thế nào là dối trá; suy thoái về đạo đức.

- Dối trá là không trung thực, không thành thật, nói và làm không thống nhất với nhau nhằm một mục đích không tốt đẹp.

- Suy thoái về đạo đức là không tuân theo những chuẩn mực đạo đức mà xã hội quy định, là sự suy sụp và băng hoại về đạo đức. Ví dụ : sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo; “khẩu phật tâm xà”; không tôn trọng luật pháp…

b. Bàn luận :

- Vì sao nói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội?

+ Làm cho mọi người nhìn nhận vấn đề không đúng với bản chất theo ý đồ của mình (dẫn chứng).

+ Làm cho mọi chuẩn mực không được nhìn nhận đúng (dẫn chứng).

+ Gây ra nhiều tác hại nguy hiểm về đạo đức, làm cho cuộc sống không ổn định (dẫn chứng).

+ Tạo ra sự đau khổ và căm ghét trong lòng người khác khi họ biết mình bị dối trá (dẫn chứng).

- Làm thế nào để ngăn chặn thói dối trá trong xã hội :

+ Từ trong gia đình, nhà trường, xã hội phải tôn trọng mọi chuẩn mực về đạo đức đã được quy định.

+ Bản thân mỗi người phải ý thức dối trá được hôm nay không dối trá được mãi mãi.

+ Tuy nhiên đôi khi có những lời nói dối “nhân đạo”. Ví dụ : không nói với người bệnh khi họ bị bệnh nan y hoặc khi muốn dấu đi một sự thật có thể gây nguy hiểm cho người khác.

c. Mở rộng :

- Sống trung thực là biểu hiện cao đẹp nhất của người có nhân cách.

- “Vương quốc của những người nói dối rộng khắp thế gian” chúng ta cần kiên trì, bình tĩnh và có bản lĩnh khi sống chung với những người nói dối, kiên quyết đấu tranh để loại bỏ thói nói dối.

3) Kết luận :

- Khẳng định “Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội”.

- Nêu bài học về nhận thức và hành động của bản thân.

II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm)

Câu 3.a.

Đây là phần nghị luận văn học. Thí sinh được chọn một trong hai đề. Dù làm đề nào thí sinh cũng phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề. Về nội dung, thí sinh có thể triển khai vấn đề một cách đa dạng theo nhận thức của mình. Sau đây là một số gợi ý mà bài viết của thí sinh cần có :

Với câu 3a

1) Giới thiệu tác giả :

Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền văn nghệ cách mạng Việt Nam . Các chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng , những chặng đường vận động trong quan điểm tư tưởng và bản lĩnh nghệ thuật của chính nhà thơ.

2) Giới thiệu bài thơ và đoạn thơ :

Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi. Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết. Tháng 10/1954, trung ương Đảng, chính phủ và Hồ Chủ tịch từ giã Việt Bắc về lại Thủ đô Hà Nội. Một trang lịch sử mới của dân tộc đã mở ra. Tố Hữu là một trong số những cán bộ kháng chiến từng sống gắn bó nhiều năm với Việt Bắc, nay từ biệt chiến khu để về xuôi. Sự  kiện lịch sử đó đã mang lại cho Tố Hữu cảm xúc để viết nên bài thơ Việt Bắc .

Đoạn thơ trong đề bài thuộc phần lời thơ của người cán bộ cách mạng về xuôi trả lời người Việt Bắc. Toàn bộ đoạn thơ thể hiện tình cảm thương nhớ của người cán bộ cách mạng đối với cảnh vật, con người, kỷ niệm ở Việt Bắc trong những năm kháng chiến vừa qua.

3) Phân tích:

- Trước hết, đó là tình cảm thương nhớ đối với kỷ niệm những ngày tháng đồng cam cộng khổ (4 câu đầu).

+ Từ xưng hô “mình, ta” : thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa người cán bộ cách mạng và Việt Bắc.

+ Ta đi ta nhớ, mình đây ta đó : kết cấu đối xứng thể hiện giọng thơ rắn rỏi, nói lên tình cảm gắn bó tha thiết, nhớ thương của người cán bộ đối với Việt Bắc.

+ Đắng cay, ngọt bùi : từ ngữ tương phản nói lên kỷ niệm phong phú, sâu sắc của cán bộ trong những tháng ngày gian khổ nơi Việt Bắc và với người dân Việt Bắc.

+ Chia, sẻ, đắp cùng : những động từ bộc lộ tình cảm đồng cam cộng khổ của Việt Bắc và cách mạng.

- 2 câu tiếp : Trong nỗi nhớ của người cán bộ, hình ảnh người dân Việt Bắc hiện lên chân thật và đầy xúc động với hình ảnh “người mẹ nắng cháy lưng / địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô”. Đó là người lao động nghèo khổ, neo đơn nhưng dạt dào ân tình với cách mạng, không ngại vất vả, cực khổ lao động góp phần tạo nên lương thực cho cách mạng nuôi quân. Hình ảnh thơ giàu sức gợi, phản ánh tình cảm sắc son của đồng bào dân tộc đối với cách mạng.

+ Nắng cháy lưng : hình ảnh hiện thực có sức gợi thời tiết khắc nghiệt, qua đó nói lên sự vất vả, gian khổ.

+ Địu con lên rẫy : lời thơ giản dị, cũng là hình ảnh hiện thực, gợi lên hoàn cảnh neo đơn của người mẹ dân tộc.

+ Từ đó tình cảm sắc son cao đẹp của người dân tộc đối với cách mạng càng hiện lên rõ nét.

- 4 câu tiếp theo : Con người và cảnh vật gắn bó với nhau. Nhớ về con người Việt Bắc, người cán bộ cách mạng lại nhớ trở lại những kỷ niệm gắn bó ở Việt Bắc. Đó là kỷ niệm với những lớp học bình dân học vụ (lớp học i tờ), những đêm liên hoan văn nghệ giữa núi rừng, những ngày tháng công tác ở cơ quan, gian nan nhưng lạc quan, đầy ắp yêu thương với tiếng hát , tiếng ca vang dội cả núi rừng.

+ Đồng khuya đuốc sáng : lời thơ gợi lên hình ảnh những đêm liên hoan văn nghệ, vui vẻ tưng bừng nơi rừng núi.

+ Ca vang núi đèo : lời thơ mang tính chất ẩn dụ, phản ánh tinh thần lạc quan, tình cảm đoàn kết gắn bó giữa cách mạng và người dân Việt Bắc.

- 2 câu cuối : cảnh vật Việt Bắc với nét gợi cảm trong buổi chiều và đêm tối, hiện lên sống động, tha thiết trong nỗi nhớ của người cán bộ về xuôi.

+ Từ nghi vấn “sao” kết hợp với “nhớ” làm cho giọng thơ trở nên tha thiết, phù hợp với tâm trạng của người cán bộ cách mạng về xuôi.

+ Rừng chiều, suối xa : hình ảnh thơ gợi lên khung cảnh trữ tình, gợi cảm của núi rừng Việt Bắc.

+ Cảnh vật được mô tả với chi tiết về âm thanh (tiếng mỏ, chày đêm nện cối) thể hiện khung cảnh đặc trưng của núi rừng. Am thanh vang vọng gợi tới những ký ức xa xôi nhưng tha thiết và đầy ám ảnh trong tâm tư của những kẻ chia li.

- Xuyên suốt phần thơ là sự hiện diện của điệp từ “nhớ” được sử dụng 5 lần, trong đó 3 lần được kết hợp với từ “sao” đã tạo nên giọng thơ đầy ắp cảm xúc, đầy ắp nhớ thương ở người cán bộ ra đi.

4) Đánh giá :

- Về nội dung : cả phần thơ là một khúc tình ca tha thiết thể hiện nỗi nhớ của người cán bộ về xuôi với cảnh vật và con người Việt Bắc. Nó có cội nguồn sâu xa từ tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, truyền thống ân nghĩa, đạo lí thuỷ chung của dân tộc Việt Nam. Phần thơ khắc sâu lời nhắn nhủ của Tố Hữu : Hãy nhớ mãi và phát huy truyền thống yêu nước quý báu, anh hùng, bất khuất, nhân nghĩa thủy chung của cách mạng, của con người Việt Nam.

- Về nghệ thuật :

+ Cấu tứ của bài thơ là cấu tứ của ca dao với hai nhân vật trữ tình là ta mình, người ra đi và người ở lại đối đáp với nhau. Nhưng ở đây, cấu tứ đó được thể hiện một cách gián tiếp qua việc sử dụng từ “mình, ta” trong lời của người cán bộ cách mạng.

+ Tố Hữu đã phát huy được nhiều thế mạnh của thể lục bát truyền thống. Nhà thơ rất chú ý sử dụng kiểu tiểu đối của ca dao, chẳng những có tác dụng nhấn mạnh ý mà còn tạo ra nhịp điệu uyển chuyển, cân xứng, hài hoà, làm cho lời thơ dễ nhớ, dễ thuộc, thấm sâu vào tâm tư.

+ Về ngôn ngữ, Tố Hữu chú ý sử dụng lời ăn tiếng nói của nhân dân rất giản dị, mộc mạc nhưng cũng rất sinh động để tái hiện lại một thời cách mạng và kháng chiến đầy gian khổ mà dạt dào tình nghĩa.

5) Tổng kết : Đây chỉ là một đoạn thơ 12 câu trong tổng số 150 câu của bài thơ nhưng những thành công của nó về nội dung và nghệ thuật có thể xem là tiêu biểu cho giá trị của cả bài thơ. Mỗi câu thơ, lời thơ của đoạn thơ này một khi đã để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc sẽ tạo nên được những rung động, những nghĩ suy để nhớ mãi lời nhắn nhủ về ân tình thủy chung, đoàn kết gắn bó giữa cách mạng và nhân dân như ý nghĩa sâu xa của thông điệp mà Tố Hữu muốn nhắn gửi trong bài thơ này.

 

Câu 3.b. (Không bắt buộc, nhưng thí sinh cũng nên nêu khái niệm về thể loại Tùy bút: là thể thể loại văn học trung gian giữa tự sựtrữ tình)

A. SÔNG ĐÀ HUNG BẠO, HIỂM ÁC (Vẻ đẹp kì vĩ và dữ dội của thiên nhiên Tây Bắc)

1. Sông Đà hung bạo

- Nét dữ dội đầu tiên của con sông là những thác nước gầm réo muôn đời:

Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng.

- Con sông chợt trở nên hung bạo hơn khi sóng nước reo hò làm thanh viện cho đá, mặt nước hò la vang dậy quanh mình ùa vào mà bẻ gãy cán chèo (...). Có lúc chúng đội cả thuyền lên.

2. Sông Đà hiểm ác

- Có những quãng sông đầy thác ghềnh, lòng sông như bày một thạch trận chực nuốt chìm những con thuyền non tay lái:

Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông. Đám tảng, đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông, đòi ăn chết cái thuyền.

- Phép nhân hóa được tận dụng để tả thạch trận mà khúc sông đã bày ra theo một chiến thuật hiểm ác:

Vòng đầu vừa rồi nói mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh này nằm nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn.

Bên cạnh hình ảnh hung bạo, hiểm ác là hình ảnh con sông Đà hiền hòa, thơ mộng, hai bờ sông tràn đầy cảnh sắc tươi vui.

B. SÔNG ĐÀ THƠ MỘNG, HIỀN HÒA

1. Con sông thơ mộng được mô tả từ trên cao: Con Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc...

Nước sông đổi thay tùy mùa tiết: Mùa xuân dòng xanh như ngọc bích... Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ...

2. Con sông hiền hòa

- Có những quãng ven sông lặng tờ: Hình như từ đời Lí, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.

- Nét hiền hòa ấy làm cho cảnh vật trở nên gợi cảm, làm cho khách trên đò chợt mơ màng như nghe tiếng con hươu đang thủ thỉ: "Hỡi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương (...) của một chuyến xe lửa đầu tiên" trong tưởng tượng của tác giả.

- Biện pháp nhân hóa và ẩn dụ được vận dụng: Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải...

3. Hai bờ sông Đà tràn ngập cảnh sắc tươi vui của một cuộc sống mới đang bắt đầu, nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa (...) một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ tranh đẫm sương đêm (...), đàn cá đầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi.

Nhìn chung, cái đẹp của sông Đà có khi do những nét hùng tráng, dữ dội, có khi từ những dáng nét, thanh sắc êm dịu, mượt mà được thể hiện bằng một phong cách độc đáo, tài hoa với những hình ảnh chọn lọc, từng ngôn từ chuẩn mực, tài hoa,  câu, đoạn văn giàu tính nhạc.

C. Cái tôi trữ tình của tác giả.

- Giọng điệu trữ tình tha thiết qua những câu văn bộc lộ tình yêu tha thiết về quê hương dắt nước: Chao ôi, trong con sông….; Chao ôi, thấy thèm được giật mình…

- Nhìn sông Đà như một cố nhân

III. KẾT LUẬN

-          Nguyễn Tuân nhìn thiên nhiên và con người trong hòan cảnh khắc nghiệt, đồng thời cảm nhận thiên nhiên và con người ở cả phương diện thẩm mĩ, tài hoa.

-          Hình tượng hóa quê hương, đất nước sau khi hòa bình lập lại qua hình ảnh con sông đầy sức sống.

Sông Đà nói chung và Người lái đò sông Đà chính là áng thơ trữ tình bằng văn xuôi ca ngợi tổ quốc giàu đẹp, thể hiện niềm tin yêu cuộc sống mới đang diễn ra trên đất nước ta.

 

 

Cao Thị Đan Thanh

(Trung tâm LTĐH Vĩnh Viễn – TP.HCM)

 

 
 

Phương pháp học tốt môn Ngữ văn

Địa lý - Ngữ văn - Lịch sử - Ngữ văn


sach_vnNhiều bạn cho rằng môn Văn là bộ môn “gây mê” nhanh chóng nhất, khó nuốt nhất. Thế nhưng môn Văn có thật sự đáng sợ như vậy không? Hãy biến mỗi tiết Văn trở thành những tiết học thú vị nhé!

 

 

 

 

1. Đọc truyện ngắn, tiểu thuyết:

Đây là cách học hỏi tốt nhất để các bạn có một bài văn hay và sâu sắc. Đọc nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết không những giúp teen chúng ta hiểu từ ngữ tiếng Việt mà còn giúp rèn luyện khả năng sáng tạo và trí tượng tưởng trong môn Văn. Hiện nay, khi ra nhà sách không chỉ có các tác phẩm trong nước mà các tác phẩm kinh điển của nước ngoài cũng được bày bán càng hỗ trợ cho các bạn có thêm kinh nghiệm trong lối viết văn của mình.
2. Khảo sát thực tế:
Nguồn cảm hứng văn học lúc nào cũng từ thực tế đời sống. Cố gắng quan sát những cử chỉ, hành động và sự việc xảy ra xung quanh chúng ta, bạn sẽ nhận rõ những ý tưởng cần thiết trong bài văn của mình. Nhất là về khoảng văn nghị luận, thuyết minh và chứng minh thì các bạn càng cần phải trau dồi vốn kiến thức sâu rộng bên ngoài rất nhiều. Bạn Tú (lớp 9 trường THCS Lê Văn Tám) bộc bạch kinh nghiệm: “Mỗi lần không có ý tưởng để làm bài, mình thường ra công viên gần nhà ngồi quan sát hoạt động của mọi người xung quanh. Thế là từ ngữ ở đâu cứ vào trong đầu mình í!”

3. Biến tiết học Văn trở nên thú vị:
Tiết Văn chán ư? Không hề! Hãy “hô biến” tiết Văn trở thành một tiết học lý thú bằng cách tạo dựng các nhóm thi đua với nhau, cùng nhau xây dựng bài học. Các bạn có thể thể hiện diễn xuất, giọng kể của mình qua các văn bản được học trên lớp. Môn Văn trở nên dễ nuốt hơn bao giờ hết vì chính các bạn đã tạo bầu không khí vui vẻ cho tiết văn.
Học văn cũng không khó lắm đâu. (Ảnh minh họa)

4. Soạn bài trước ở nhà:

Việc soạn bài ở nhà cũng rất quan trọng vì khi đó các bạn đã đọc bài và tham khảo trước. Khi vào lớp, mọi câu hỏi được đặt ra, bạn đều có thể dễ dàng trả lời và dễ dàng trở thành “ngôi sao” của tiết học Văn hôm đó.
5. Nghỉ ngơi:
Học Văn luôn kèm theo đó là sự nghỉ ngơi, chỉ khi được nghỉ ngơi thư giãn thật sự thì bạn mới có thể học tốt hơn, nhớ bài lâu hơn và sự sáng tạo phong phú hơn. Nghỉ ngơi sau khi học không chỉ giúp teen nạp thêm năng lượng để tiếp tục chiến đấn môn Văn mà còn cho các môn học khác nữa.

6) Nghe thầy cô giảng:

Tập trung chú ý nghe thầy cô giảng bài cũng là một cách hữu ích giúp teen chúng mình học giỏi môn Văn hơn đấy! Chăm chú nghe giảng sẽ học được nhiều điều hay từ thầy cô mà cũng có khi thấy học trò chăm chú lại càng giúp thầy cô thêm “power” để truyền đạt các kiến thức mà mình có nữa đấy. Nam (lớp 10 trường GV) tâm sự: “Nhớ năm trước lớp mình không thích nghe cô giảng bài nên thường làm chuyện riêng trong lớp. Thế là cô nản chẳng muốn dạy, kết quả môn văn học kì 1 chẳng có bạn nào được điểm cao. Đến học kì 2 thì đứa nào đứa nấy cuống cuồng đi tìm cổ để xin lỗi và nghiêm túc nghe giảng trong lớp. Cuối cùng tốt nghiệp đứa nào cũng điểm môn Văn cao”.

Môn Văn học cực dễ đối với các bạn bẩm sinh đã yêu Văn, nhưng nếu hiểu và cần cù học hỏi thì bỗng dưng các tiết Văn trở nên dễ dàng, thú vị đối với những teen sợ nó. Môn Văn giúp cho teen chúng mình có chút lãng mạn, chút ngây thơ và chút hồn nhiên trong cuộc sống và còn kích thích óc sáng tạo, trí tượng tưởng. Các bạn đã thấy Văn cực dễ chưa?

                                                                                                                                                                            Phước Tỉnh

 
 

Cách làm bài thi môn Văn

Địa lý - Ngữ văn - Lịch sử - Ngữ văn

(Hiếu học) Theo Bộ GD&ĐT, năm 2011 không có thay đổi về cấu trúc đề thi tốt nghiệp và ĐH, CĐ. Như vậy, dựa vào cấu trúc đề thi môn ngữ văn năm 2010 của bộ, các bạn có thể nắm chắc phạm vi kiến thức cụ thể của môn Văn để ôn tập, làm tốt bài thi.

Cách làm bài thi môn Văn

Đọc thêm...

 
 
TAILIEU
namtraCTTDT
pgdnamtramy
bannerSam 03qofice12
qofice
New Picture
maugiaosonca
TRUONG KET NOI
DU LICH SAM 
QA
xoamuchu

Liên kết website

In order to view this object you need Flash Player 9+ support!

Get Adobe Flash player
Joomla! Slideshow

Văn bản mới

  • Sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (nghi_dinh_19cp2013.pdf)
  • Thông tư 24/20102/TT-BGDĐT Về việc Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTBT (thong_t_24_ve_truong_ptdtbt.doc)
  • Quy định về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao. (Che_do_trang_phuc_GV_The_duc_51_2012_QD-TTg_151748.doc)
  • Ban hành điều lệ Hội thi Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. (Dieu_le_hoi_thi_GVCN_gioi43_2012_TT-BGDDT_152681.doc)
  • Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (Thong_tu_58_ve_DGXLHS.doc)

Thăm dò ý kiến

Giao diện Website này thế này?
 

Thống kê

  • Các thành viên : 36
  • Nội dung : 716
  • Liên kết web : 13
  • Số lần xem bài viết : 2172521
Hiện có 22 khách Trực tuyến

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ TRƯỜNG PTDTBT - THCS TRÀ DON

Địa chỉ: thôn 2, xã Trà Don, huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam. Tel: 05106.506.669.

.