Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com
Chi bộ: Thông báo đấu thầu cung cấp thực phẩm HS bán... - Thứ tư, 06 Tháng 9 2023 07:37
Chi bộ: Quy chế dân chủ năm học 2022-2023 - Thứ tư, 14 Tháng 6 2023 17:35
Chi bộ: Quy chế dân chủ năm học 2022-2023 - Thứ tư, 14 Tháng 6 2023 17:35
Bài giảng e Learning: Hóa học 8 Bài 28 Không khí sự cháy - Thứ ba, 13 Tháng 6 2023 22:55
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức Lễ bế giảng... - Thứ tư, 31 Tháng 5 2023 07:08
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức ngày hội đọc... - Thứ năm, 20 Tháng 4 2023 21:32
Tin hoạt động: Đêm văn nghệ “Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao... - Thứ ba, 18 Tháng 4 2023 04:59
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức hoạt động trải... - Thứ năm, 19 Tháng 1 2023 04:35
Chi bộ: Thông báo tổ chức đấu thầu cung cấp các mặt... - Thứ bảy, 20 Tháng 8 2022 16:26
Trường: Bảng tổng hợp đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên... - Thứ tư, 08 Tháng 6 2022 14:58
Blue Grey Red
Chào mừng đến với website Trường PTDTBT - THCS Trà Don - huyện Nam Trà My - tỉnh Quảng Nam!
Tin tức, sự kiện

Sở GDĐT Quảng Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết năm học 2015-2016 và triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017

Tin tức - Tin tức, sự kiện

Sở GDĐT Quảng Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết năm học 2015-2016 và triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017

Hòa trong không khí thi đua sôi nổi của cả nước lập thành tích chào mừng kỷ niệm 71 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh Mùng 2 tháng 9; nhằm đánh giá lại những kết quả đạt được trong năm học qua, đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho năm năm học mới; được sự cho phép của UBND tỉnh, ngày 19/8/2106, Sở GD&ĐT Quảng Nam tổ chức Hội nghị Tổng kết năm học 2015-2016 và triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017. Đến dự Hội nghị với ngành giáo dục có ông Trần Đình Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, đại diện lãnh đạo UBND các huyện, thành phố, thị xã.

tong ket nam hoc

Ông Trần Đình Tùng - PCT UBND tỉnh phát biểu tại Hội nghị

                Trong năm học qua, được sự chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban ngành và các địa phương; sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, ngành Giáo dục tỉnh Quảng Nam đã gặt hái được nhiều thành tích nổi bật. Đã triển khai thực hiện có hiệu quả một số nội dung trong Chương trình hành động số 28-CTr/TU của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo; hoàn thành đầy đủ và vượt mức các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 của tỉnh đã đề ra trên lĩnh vực giáo dục. Việc triển khai thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành ngày càng đi vào chiều sâu với nhiều hình thức và phương pháp phù hợp đã góp phần giáo dục, bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, nâng cao năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ, tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho học sinh.

                Quy mô, mạng lưới trường lớp đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục; tỉ lệ huy động học sinh các cấp ra lớp đạt khá cao; số lượng trường học đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học tăng lên đáng kể (454 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 57,4%, dẫn đầu khu vực miền Trung, Tây Nguyên) ; đội ngũ cán bộ giáo viên đủ về số lượng và ngày càng đáp ứng được yêu cầu dạy và học; chất lượng giáo dục mũi nhọn có nhiều khởi sắc, thể hiện rõ nhất qua kết quả đạt được của học sinh Quảng Nam tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, thi sáng tạo khoa học kỹ thuật và các kỳ thi do Bộ GDĐT tổ chức; hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đúng theo kế hoạch, duy trì kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và công tác xóa mù chữ; công tác quản lý, chỉ đạo và triển khai tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước và của ngành được tiến hành khá đồng bộ và đạt hiệu quả cao hơn so với những năm học trước.
tong ket nam hoc 1                          Ảnh quang cảnh Hội Nghị tổng kết năm học 2015-2016 và triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017

Tại Hội nghị đã đề ra Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2016-2017 để làm cơ sở cho toàn ngành triển khai thực hiện. Cụ thể như sau:

Phương hướng chung

Tăng cường kỷ cương, nề nếp trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Trong đó giáo dục phổ thông chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng; giáo dục mầm non chú trọng việc chăm sóc, giáo dục trẻ.

Phương hướng của các cấp học, bậc học

- Đối với giáo dục mầm non: Thực hiện các giải pháp phát triển mạng lưới trường lớp, đẩy mạnh giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các khu công nghiệp, khu đông dân cư; tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, ưu tiên đầu tư cho vùng khó khăn; đẩy mạnh xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; duy trì kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi; thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong các cơ sở GDMN; tăng cường hoạt động vui chơi và các hoạt động trải nghiệm, khám phá của trẻ, chú trọng giáo dục hình thành các thói quen phù hợp với độ tuổi của trẻ, với truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và yêu cầu của xã hội; đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục "lấy trẻ làm trung tâm". Hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non ở vùng khó khăn, tăng cường tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số, quan tâm giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập; bồi dưỡng kiến thức và phương pháp chăm sóc trẻ tại gia đình, cộng đồng; tăng cường các biện pháp quản lý và hỗ trợ các cơ sở GDMN ngoài công lập.

- Đối với giáo dục tiểu học: Rà soát, quy hoạch mạng lưới trường lớp, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục tiểu học đáp ứng với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tiếp tục chỉ đạo việc quản lý, tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống, hoạt động trải nghiệm sáng tạo; tiếp tục áp dụng mô hình trường học mới phù hợp với điều kiện địa phương; đổi mới phương pháp dạy học và thực hiện đổi mới đánh giá học sinh tiểu học; đẩy mạnh việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia và tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; thực hiện bàn giao chất lượng giáo dục; không để học sinh "ngồi sai lớp", học sinh bỏ học; tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn (dân tộc thiểu số, học sinh lang thang cơ nhỡ, trẻ em khuyết tật); tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; chuẩn bị một số điều kiện để từng bước đưa giáo dục tiểu học hội nhập quốc tế.

- Đối với giáo dục trung học: Thực hiện giảm tải chương trình giáo dục bằng việc giao quyền chủ động cho các cở sở giáo dục xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế từng đơn vị; triển khai thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp, hình thức và kỹ thuật dạy học tích cực, đồng thời đổi mới phương thức đánh giá học sinh cho phù hợp; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; tiếp tục triển khai mô hình trường học mới với những điều chỉnh phù hợp với thực tiễn; tổ chức dạy học 2 buổi/ngày ở các trường đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ; nâng cao năng lực của giáo viên chủ nhiệm lớp, của tổ chức Đoàn, Hội, Đội, gia đình và cộng đồng trong việc quản lý, phối hợp giáo dục học sinh; tăng cường đầu tư mọi mặt để tạo được kết quả ngày càng cao hơn về giáo dục mũi nhọn; tập trung đầu tư xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia. Trong năm học này,đầu tư cơ sở vật chất xây dựng các trường THPT đạt chuẩn quốc gia: PTDTNT Nước Oa, THPT Phạm Phú Thứ, THPT Lê Quý Đôn, THPT Cao Bá Quát.

- Đối với giáo dục chuyên nghiệp: Thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020 và đề án xóa mù chữ đến năm 2020; tiến hành rà soát, đánh giá hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng, TT GDTX, GDTX-HN&DN, GDNN-GDTX ở các huyện, thị xã, thành phố để tham mưu UBND tỉnh có giải pháp phù hợp; tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên mầm non, phổ thông; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động đào tạo tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc, kiểm tra hoạt động dịch vụ tư vấn du học trên địa bàn tỉnh; rà soát quy hoạch lại mạng lưới giáo dục nghề nghiệp gắn với quy hoạch chung của ngành; đổi mới chương trình và nâng cao chất lượng đào tạo; nâng cao hiệu quả công tác phân luồng, hướng nghiệp và giảng dạy ngoại ngữ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý.

Những nhiệm vụ, giải pháp

Để thực hiện có hiệu quả những phương hướng nêu trên, toàn ngành triển khai thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp sau:

a) Rà soát, quy hoạch lại mạng lưới trường lớp trên địa bàn toàn tỉnh

- Tổ chức rà soát, điều chỉnh quy hoạch mạng lưới trường lớp, kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020 phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương nhằm tăng cường điều kiện đảm bảo chất lượng, nâng cao hiệu quả đầu tư, phù hợp với nhu cầu xã hội.

- Đẩy nhanh các bước để tiến hành xây dựng Trường THPT Hồ Nghinh, THPT Võ Chí Công và chuyển địa điểm trường THPT Nguyễn Khuyến.

- Tham mưu cấp có thẩm quyền phê duyệt bảo đảm đủ quỹ đất để xây dựng mới, mở rộng diện tích các cơ sở giáo dục theo hướng đạt chuẩn quốc gia và đáp ứng yêu cầu phát triển nhà trường theo hướng hiện đại trong những năm đến.

- Ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục miền núi, giáo dục ở vùng khó khăn. Tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Đề án "Phát triển giáo dục miền núi giai đoạn 2016 -2020, định hướng đến năm 2025"; Đề án "Tập trung nguồn lực nâng cao chất lượng giáo dục Trường Phổ thông dân tộc nội trú tỉnh đáp ứng yêu cầu tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số trong giai đoạn mới".

- Chuyển các trường PTDTNT có 01 cấp học (cấp THCS) về cho UBND các huyện quản lý theo đúng quy định tại Thông tư 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 29/5/2015.

b) Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

- Triển khai thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Xây dựng đội ngũ nhà giáo đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

- Rà soát, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp theo chuẩn/tiêu chuẩn được quy định; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; quan tâm đẩy mạnh việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục các cấp.

- Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác đánh giá giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục theo chuẩn cán bộ quản lý, chuẩn nghề nghiệp giáo viên gắn với việc thực hiện đổi mới nội dung, đổi mới phương pháp dạy học.

-Tiếp tục thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại đội ngũ giáo viên phổ thông đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình, sách giáo khoa mới vào năm 2018; tham mưu tổ chức thi tuyển giáo viên, nhân viên cho các cấp học theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh và sự thống nhất của UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đặc biệt là đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; sắp xếp bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, nhân viên theo Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ.

- Đổi mới công tác thi đua khen thưởng; kịp thời biểu dương, khen thưởng nhà giáo và cán bộ quản lý, nhân viên có nhiều thành tích nổi bật trong phong trào thi đua ở các cơ sở giáo dục.

c) Thực hiện việc phân luồng học sinh sau trung học

- Tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh ở trong và ngoài nhà trường; thực hiện hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp; cung cấp thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu lao động, nhằm hướng các hoạt động giáo dục hướng nghiệp đáp ứng thị trường lao động, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

- Tham mưu tuyển sinh vào lớp 10 công lập với tỉ lệ phù hợp; tham mưu quy hoạch sắp xếp lại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh; đánh giá mô hình kết hợp giữa trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm giáo dục nghề nghiệp để phấn đấu nâng dần chỉ tiêu phân luồng sau trung học theo Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính trị (có ít nhất 30% học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề) và Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương (80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ giáo dục trung học và tương đương).

- Nghiên cứu để triển khai thực hiện thí điểm mô hình giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh của địa phương theo chủ trương của Bộ GDĐT; tăng cường huy động các nguồn lực tài chính và các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường theo hướng thực học, lý thuyết gắn với thực hành và thực tiễn, đảm bảo giáo dục cơ bản ở THCS, phục vụ cho hoạt động hướng nghiệp và phân luồng hiệu quả.

d) Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ ở các cấp học

-Tiếp tục triển khai Chương trình Tiếng Anh theo Đề án dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 theo Quyết định 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ.

-Thực hiện bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm đối với giáo dục phổ thông; triển khai đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên theo chuẩn đầu ra; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thiết yếu; ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới học liệu dạy học ngoại ngữ; tiếp tục tổ chức giao lưu tiếng Anh cấp tiểu học, hội thi hùng biện tiếng Anh cấp trung học; chỉ đạo các đơn vị tích cực tham gia dự thi IOE.

e) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý

- Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, thiết bị dạy học và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông theo hướng đồng bộ, hiện đại.

-Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo điều hành; triển khai thực hiện đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020 của UBND tỉnh Quảng Nam.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh một cách sáng tạo, thiết thực và hiệu quả; triển khai thực hiện có hiệu quả "trường học kết nối" trong toàn ngành.

g) Đổi mới công tác quản lý tài chính, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục

- Thực hiện đổi mới cơ chế tài chính giáo dục, sử dụng và quản lý có hiệu quả các nguồn đầu tư cho giáo dục; đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục; tăng cường công tác tự chủ cho các cơ sở giáo dục và đào tạo; triển khai thực hiện Nghị quyết số 13/2016/NQ-HĐND ngày 19/7/2016 về mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2016-2017 đến năm học 2020-2021; triển khai Nghị định 116/2016/NĐ-CP về quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn (gộp chung các chế độ chính sách trước đây như: chính sách về trường bán trú, chính sách hỗ trợ học sinh đi học xa nhà và hỗ trợ gạo ăn). Tiếp tục đổi mới công tác xây dựng dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách đảm bảo tính công bằng, hợp lý giữa các đơn vị và tập trung cho hoạt động giảng dạy - học tập, xây dựng trường chuẩn quốc gia.

-Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn đầu tư gắn với việc xây dựng trường chuẩn quốc gia, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Chỉ đạo tổ chức rà soát, mua sắm bổ sung sách, thiết bị dạy học, sử dụng có hiệu quả sách và các đồ dùng, thiết bị hiện có; tiếp tục thực hiện các đề án thuộc lĩnh vực giáo dục đã được HĐND tỉnh và UBND tỉnh phê duyệt.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo đúng chuẩn (bàn ghế học sinh theo TTLT số 26), đầu tư trang thiết bị phục vụ công tác đổi mới giáo dục, thiết bị về ứng dụng CNTT, phòng học ngoại ngữ ...

h) Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục

- Công tác khảo thí thực hiện theo hướng đánh giá năng lực người học, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong khảo thí, đảm bảo công bằng, khách quan, minh bạch, tạo thuận lợi tối đa cho giáo viên và người học.

- Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả các kỳ thi, cuộc thi do Sở GDĐT tổ chức; thực hiện nghiêm túc đúng quy chế ở tất cả các khâu ra đề, coi thi, chấm thi.

- Đẩy mạnh thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Tăng cường công tác công tác tự đánh giá và đánh giá ngoài các cơ sở giáo dục.

i) Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo

- Quan tâm đầu tư cho công tác truyền thông giáo dục để xã hội hiểu và chia sẻ về các chủ trương đổi mới của ngành; chủ động cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí để định hướng dư luận và tạo niềm tin cho xã hội.

- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình ở trung ương và địa phương trong việc đưa tin tuyên truyền về các hoạt động của ngành, nhất là các gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến để lan tỏa, khích lệ các thầy cô giáo, các em học sinh phấn đấu vươn lên. Tiếp tục phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh thực hiện chuyên mục Giáo dục Quảng Nam.

-Tiếp tục nâng cao hiệu quả thông tin, truyền thông qua Cổng thông tin điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Nam (Quangnam.edu.vn)

k) Tăng cường kỷ cương nề nếp trong các cơ sở giáo dục; chấn chỉnh tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo.

- Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh; ngăn chặn và chấn chỉnh kịp thời tình trạng bạo lực học đường, những tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến môi trường giáo dục.

- Thực hiện nghiêm túc kỷ cương, nề nếp dạy - học trong các cơ sở giáo dục; vận động cán bộ, viên chức, người lao động trong đơn vị gương mẫu trong việc thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 12/10/2012 của UBND tỉnh Quảng Nam về tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc trong các cơ quan, đơn vị.

- Tiếp tục tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện tốt các văn bản của Bộ GDĐT quy định về đạo đức nhà giáo; mỗi nhà giáo phải thường xuyên rèn luyện đạo đức lối sống, lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp; các cấp quản lý giáo dục phải tạo cơ hội, tạo điều kiện và động viên, khuyến khích nhà giáo không ngừng học tập, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục được giao, kịp thời ngăn ngừa những biểu hiện vi phạm đạo đức nhà giáo làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành.

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, địa phương; cùng với sự nỗ lực của cán bộ, giáo viên và học sinh trong toàn ngành, chắc chắn rằng, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Nam sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2016-2017 đã đề ra ./.



Tác giả: Hồ Văn Hưng

Nguồn tin: Cổng thông tin Sở GD&ĐT Quảng Nam

 

Ứng dụng Internet of Things để quản lý sâm Ngọc Linh

Tin tức - Tin tức, sự kiện

Ứng dụng Internet of Things để quản lý sâm Ngọc Linh

Ứng dụng CNTT và IoT quản lý sâm Ngọc Linh từ lúc trồng đến thu hoạch để từng sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng là đề nghị của ông Hồ Quang Bửu - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, “thủ phủ” của sâm Ngọc Linh - tại lễ đón nhận chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ.

sam

Thứ trưởng Trần Việt Thanh trao chỉ dẫn địa lý cho huyện Nam Trà My.


          Lễ đón nhận chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” với sản phẩm sâm củ tại Quảng Nam chiều 29/8 có sự hiện diện của ông Nguyễn Ngọc Quang - Bí thư Tỉnh ủy, ông Đinh Xuân Thu – Chủ tịch UBND tỉnh và nhiều lãnh đạo cấp cao của tỉnh. Điều này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của chính quyền địa phương với việc phát triển cây sâm Ngọc Linh.

Tại buổi lễ, ông Lưu Đức Thanh - Trưởng phòng Chỉ dẫn địa lý và Nhãn hiệu quốc tế,Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ- đã đọc quyết định của Cục trưởng về việc cấp chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ của Quảng Nam và Kon Tum.


Toàn văn phát biểu của Thứ Trưởng Trần Việt Thanh.

Thay mặt Bộ Khoa học và Công nghệ, Thứ trưởng Trần Việt Thanh “chúc mừng Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Nam, các cơ quan tổ chức tập thể, doanh nghiệp và các hộ gia đình có liên quan nhân dịp sản phẩm sâm củ Ngọc Linh được Nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý”.

Trong phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Trần Việt Thanh lưu ý cần sự “trao đổi, thống nhất về phương án tổ chức và quản lý, đặc biệt là các quy định liên quan đến quyền sử dụng, các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, tổ chức kiểm soát…” giữa hai địa phương được cấp chỉ dẫn địa lý là Quảng Nam và Kon Tum.

Audio phát biểu của ông Lê Văn Thanh.

Thứ trưởng Trần Việt Thanh cũng đề nghị Quảng Nam lưu tâm tới việc “bảo vệ, duy trì hệ sinh thái tự nhiên gắn với cây sâm” và vấn đề “nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp về công nghệ trong việc trồng và chế biến sản phẩm” từ sâm Ngọc Linh.

Chia sẻ sự quan tâm của Thứ trưởng Trần Việt Thanh, ông Lê Văn Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – yêu cầu Sở KHCN Quảng Nam nghiên cứu và đề xuất các văn bản quy định về phương án tổ chức và quản lý, yêu cầu kỹ thuật, tổ chức kiểm soát… đối với các sản phẩm từ sâm Ngọc Linh.

“Trân trọng đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục hỗ trợ tỉnh Quảng Nam quản lý, phát triển chỉ dẫn địa lý "Ngọc Linh" cho sản phẩm sâm củ. Tôi kêu gọi cơ quan, đơn vị địa phương, các nhà đầu tư, các nhà khoa học và nhân dân Quảng Nam tham gia phát triển sâm giống, phát triển vùng nguyên liệu, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài nước” – ông Lê Văn Thanh nói.

Cũng tại buổi lễ, ông Hồ Quang Bửu - Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, “thủ phủ” của sâm Ngọc Linh tại Quảng Nam - đã đưa ra đề nghị ứng dụng công nghệ thông tin và Internet của vạn vật (Internet of Things-IoT) quản lý sâm Ngọc Linh từ lúc trồng cho đến khi thu hoạch để từng sản phẩm sâm Ngọc Linh có nguồn gốc rõ ràng.

Audio bài phát biểu của ông Hồ Quang Bửu.

Phát biểu của ông Phạm Viết Tích - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Nam.

                                                                                                                                                                                                                                 Tác giả: Xuân Vũ

                                                                                                                                                                                                                                Nguồn tin: Cổng thông tin điện tử Nam Trà My

 
 

Phó Tổng giám đốc FPT Đỗ Cao Bảo "gây bão" khi phân tích lý do "Vì sao người Việt mãi nghèo?"

Tin tức - Tin tức, sự kiện

Phó Tổng giám đốc FPT Đỗ Cao Bảo "gây bão" khi phân tích lý do "Vì sao người Việt mãi nghèo?"

 Theo "người đàn ông quyền lực" của FPT, một trong 4 điểm yếu cố hữu cản trợ sự phát triển, khiến người Việt mãi nghèo là "sự lười biếng, dễ hài lòng".

Ông Đỗ Cao Bảo sinh ngày 18/06/1957, là cử nhân Toán điều khiển - Học viện kỹ thuật quân sự. Đầu năm 2016, theo trang tin của FPT, tập đoàn này đã bổ nhiệm Chủ tịch FPT IS ở thời điểm đó - tức ông Đỗ Cao Bảo - vào vị trí Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh chung của FPT. Ông Cao Bảo phụ trách các khách hàng chiến lược, các dự án, đề án chiến lược, cấp bộ, nhà nước, phụ trách hoạt động đối ngoại chung và công tác truyền thông của tập đoàn FPT. Ông cũng là Uỷ viên hội đồng quản trị của tập đoàn.

Mới đây, "người đàn ông quyền lực" của FPT gây bão cộng đồng mạng khi viết bài phân tích về nguyên nhân người Việt mãi nghèo, thu hút hàng nghìn lượt bấm yêu thích, bình luận và chia sẻ.

1 

Theo ông Cao Bảo, sự lười biếng, dễ hài lòng, tư duy nhỏ, áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác và nền tảng triết học yếu, không chuẩn là những điểm yếu cố hữu cản trợ sự phát triển, khiến người Việt mãi nghèo.

2 

Khi phân tích nguyên nhân "Lười biếng, dễ hài lòng", ông Đỗ Cao Bảo cho rằng, người Việt rất hứng thú "sum vầy bên con cháu" và "60 tuổi đã lên lão".

Trong khi đó, tại Singapore, tất cả công việc giản đơn như kéo xe đẩy, dọn vệ sinh, lau chùi nhà WC đều do những ông, bà cụ cỡ 65-75 tuổi làm. Đi taxi thì hầu hết lái xe đều do các cụ ông tóc bạc tuổi từ 65-75 lái. Trong thành phố tất cả những người nhặt rác, dọn vệ sinh đều do các cụ bà tuổi từ 65-75 làm. Còn người Việt, nữ 55 tuổi, nam 60 tuổi đã về hưu và về hưu là không làm việc.

Phó Tổng giám đốc FPT phân tích, trong xu thế tuổi thọ con người ngày càng tăng, hầu hết các nước đều nâng tuổi về hưu (Mỹ 67 tuổi, Nhật 68 tuổi, Pháp 62 tuổi) thì Việt Nam vẫn giữ nữ 55, nam 60 từ cách đây 62 năm khi mà tuổi thọ thấp hơn hiện nay 10 tuổi.

"Thanh niên không chịu lập nghiệp, nằm chờ người khác tạo công ăn việc làm cho mình, giờ làm việc thì bớt xén, người còn sức lao động, chưa già đã muốn nghỉ "an nhàn tuổi già", "sum vầy bên con cháu" thì mãi mãi nghèo cũng là chuyện không thể khác" - Ủy viên hội đồng quản trị FPT đánh giá.

3 

Ông Cao Bảo cho rằng, sự lười biếng của người Việt còn thể hiện ở điểm: Rất ít người nghĩ mình tự lập nghiệp, tự tạo ra công ăn việc làm cho chính mình và cho xã hội. Những người có việc làm ở công sở thì hoặc sáng đến muộn giờ, hoặc đến đúng giờ chỉ để điểm danh rồi đi ăn sáng, giữa giờ làm việc thì lại trốn ra quán cafe giải khát ngồi tán gẫu.

4 

"Không chịu vận động làm cho người thiếu sức dẻo dai, ảnh hưởng đến năng suất lao động" - ông Đỗ Cao Bảo phân tích.

5 

Theo Phó Tổng giám đốc FPT, đi xe máy khi không cần thiết sẽ làm tăng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, lãng phí tiền xăng.

6 

Khi phân tích nguyên nhân thứ 2 - "Tư duy nhỏ, quanh quẩn xó nhà", ông Cao bảo cho rằng, nếu không có tư duy lớn, người Việt sẽ chỉ làm những việc bé, không có những công ty lớn thì không thể cạnh tranh quốc tế, không thể làm được những việc lớn.

7 

Ông cũng cho rằng, các doanh nhân Việt không dám nghĩ lớn, không dám đương đầu, cạnh tranh sòng phẳng với các hãng nước ngoài, dù là trên sân nhà.

Vì thế, thật đáng buồn khi các thương hiệu Việt bị các hãng nước ngoài nuốt chửng, mất luôn tên tuổi. Trong đó có thể kể đến kem đánh răng Dạ Lan bị Colgate Palmolive nuốt, kem đánh răng PS về tay Unilever, bia Huế về tay Carlsberg Đan Mạch, Tribeco về tay Uni-President, Phở 24 và Highland Coffe về tay Jollibee Ford...

8 

Ông cho rằng, các doanh nghiệp Việt có điểm yếu kém là chỉ quanh quẩn trong đất nước, thậm chí thành phố, tỉnh của mình, không có khát vọng vươn ra biển lớn, toàn cầu hoá.

 8

Khi phân tích bản tính xấu của người Việt trong nguyên nhân thứ 3, ông Bảo nhìn nhận, hệ quả của việc áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác, không chấp nhận người khác chính kiến cùa mình là vô cùng lớn.

9 

Ở ý cuối cùng "Nền tảng triết học yếu lại không chuẩn", ông Cao Bảo cho rằng, không chỉ chia người kinh doanh thành 3 loại, bao gồm cả "con buôn", mà điều tệ hại là có người còn kết luận hiện Việt Nam chưa có doanh nhân.

10 

Phó Tổng giám đốc FPT cho rằng, người Việt chưa có đánh giá đúng về thương mại và doanh nhân. Bên cạnh đó, ông cũng đưa ra nhận xét: "Chân thành, tin cậy, đáng yêu, có trách nhiệm với xã hội là bốn đức tính đáng quí nhất của một doanh nhân. Thiếu bốn đức tính đó thì không thể là một doanh nhân lớn, không thể thành công trong thương mại. Nếu có thành công thì chỉ là thành công nhỏ, tạm bợ mà thôi".

11 

 

12

Trong khi người Việt có 2 thái cực đầy mâu thuẫn về tiền bạc, các xã hội phát triển, văn minh họ đánh giá đúng giá trị đồng tiền, không tuyệt đối hoá, không coi khinh đồng tiền mà coi đồng tiền là phương tiện trao đổi hàng hoá. Đồng tiền là thước đo giá trị lao động giúp họ có cuộc sống tốt hơn, đào tạo nâng cao trình độ, chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, báo hiếu cha mẹ, giải trí, du lịch và làm công tác xã hội.

Tác giả: Theo Tri thức trẻ

 
 

Viếng hương nghĩa trang liệt sĩ huyện Nam Trà My nhân ngày thương binh liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2016).

Tin tức - Tin tức, sự kiện

Viếng hương nghĩa trang liệt sĩ huyện Nam Trà My nhân ngày thương binh liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2016).

vieng nghia trang 1

 

                                              Ảnh đặt vòng hoa viếng nghĩa trang liệt sĩ huyện Nam Trà My

Sáng ngày 27 tháng 7 năm 2016, Chi bộ trường học, BGH-BCH Công đoàn và đoàn thanh niên 3 trường Mẫu Giáo Sơn Ca, Tiểu học Vừ A Dính, PTDTBT THCS Trà Don; Tổ chức buổi lễ dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sỹ tại Đài tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ huyện Nam Trà My. Đã 69 năm trôi qua kể từ Ngày Thương binh liệt sĩ đầu tiên ấy. Mỗi năm, cứ đến ngày 27/7, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta lại nhớ đến Bác - Người cha già của dân tộc và thêm tự hào về bước phát triển của công tác thương binh, liệt sĩ theo tư tưởng và sự chỉ đạo của Người. Nhưng tưởng nhớ, tri ân với người có công với nước không chỉ một ngày, một đợt, một lễ kỷ niệm mà cần hơn là những việc làm thiết thực, thường xuyên để giúp gia đình con em những người đã hi sinh, mang thương tật vơi bớt khó khăn trong cuộc sống. Phải coi ngày 27/7 hàng năm là ngày lễ tri ân những người có công với nước, ngày mà những người còn sống mãi mãi không được quên. Mặt khác, phải thể hiện lòng tri ân một cách thiết thực, hiệu quả trong suốt năm, coi việc mình làm cho thân nhân liệt sĩ, thương binh là làm thay những người con ưu tú đã hi sinh vì Tổ quốc, vì mình, vì cả dân tộc Việt Nam.

Một số hình ảnh

vieng 5

vieng 4

vieng 2

vieng 3

 

                                                                                                                                                                                    Ảnh, tin bài; Đăng Chín

 

 
 

Bầu cử Đại biểu quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021

Tin tức - Tin tức, sự kiện

Sáng ngày 22 tháng 05 năm 2016 toàn dân bầu cử Đại biểu quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-20121.

Đúng 07 giờ 00 phút sáng ngày 22 tháng 5 năm 2016 đồng loạt 7 tổ bầu của xã Trà Don đã đồng loạt khai mạc; Toàn xã Trà Don có 1.378 cử tri trong đó 716 nữ; Từ sáng người dân đã thức dạy sớm hơn thường ngày, sau đó các nóc trưởng đánh trống để bà con đồng loạt đi bầu cử Đại biểu quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Thật sự đây là ngày hội của toàn dân. Đến 10 giờ ngày 22 tháng 05 năm 2016 toàn xã đã có 1.368 cử tri đã thực hiện bầu cử xong.

Một số hình ảnh của ngày bầu cử:

 BC1

BC5

 

BC4

 

bc7

                                                                                                                                                                                    Ảnh, tin bài: Đăng Chín

 

 
 

Trang 4 trong tổng số 30

TAILIEU
namtraCTTDT
pgdnamtramy
bannerSam 03qofice12
qofice
New Picture
maugiaosonca
TRUONG KET NOI
DU LICH SAM 
QA
xoamuchu

Liên kết website

In order to view this object you need Flash Player 9+ support!

Get Adobe Flash player
Joomla! Slideshow

Văn bản mới

  • Sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (nghi_dinh_19cp2013.pdf)
  • Thông tư 24/20102/TT-BGDĐT Về việc Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTBT (thong_t_24_ve_truong_ptdtbt.doc)
  • Quy định về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao. (Che_do_trang_phuc_GV_The_duc_51_2012_QD-TTg_151748.doc)
  • Ban hành điều lệ Hội thi Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. (Dieu_le_hoi_thi_GVCN_gioi43_2012_TT-BGDDT_152681.doc)
  • Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (Thong_tu_58_ve_DGXLHS.doc)

Thăm dò ý kiến

Giao diện Website này thế này?
 

Thống kê

  • Các thành viên : 36
  • Nội dung : 716
  • Liên kết web : 13
  • Số lần xem bài viết : 2211152
Hiện có 238 khách Trực tuyến

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ TRƯỜNG PTDTBT - THCS TRÀ DON

Địa chỉ: thôn 2, xã Trà Don, huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam. Tel: 05106.506.669.

.