Joomla Templates and Joomla Extensions by JoomlaVision.Com
Chi bộ: Thông báo đấu thầu cung cấp thực phẩm HS bán... - Thứ tư, 06 Tháng 9 2023 07:37
Chi bộ: Quy chế dân chủ năm học 2022-2023 - Thứ tư, 14 Tháng 6 2023 17:35
Chi bộ: Quy chế dân chủ năm học 2022-2023 - Thứ tư, 14 Tháng 6 2023 17:35
Bài giảng e Learning: Hóa học 8 Bài 28 Không khí sự cháy - Thứ ba, 13 Tháng 6 2023 22:55
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức Lễ bế giảng... - Thứ tư, 31 Tháng 5 2023 07:08
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức ngày hội đọc... - Thứ năm, 20 Tháng 4 2023 21:32
Tin hoạt động: Đêm văn nghệ “Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao... - Thứ ba, 18 Tháng 4 2023 04:59
Tin hoạt động: Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức hoạt động trải... - Thứ năm, 19 Tháng 1 2023 04:35
Chi bộ: Thông báo tổ chức đấu thầu cung cấp các mặt... - Thứ bảy, 20 Tháng 8 2022 16:26
Trường: Bảng tổng hợp đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên... - Thứ tư, 08 Tháng 6 2022 14:58
Blue Grey Red
Chào mừng đến với website Trường PTDTBT - THCS Trà Don - huyện Nam Trà My - tỉnh Quảng Nam!

Tin tức

Thầy đã 'lấy' được em về!

Tin tức - Tin hoạt động

Thầy đã 'lấy' được em về!

TTO - Câu chuyện xúc động của thầy Ninh Văn Dậu thu hút sự quan tâm của bạn đọc đã có diễn biến mới như bao bạn đọc mong muốn: Ksor Gôl đã trở lại trường.

nguoi thay 1
Thầy Dậu chở Gôl trở về từ rẫy... - Ảnh: T.B.D.

17h chiều 8-3, thầy Ninh Văn Dậu - giáo viên Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (huyện Krông Pa, Gia Lai) - gọi điện cho chúng tôi, giọng đầy xúc động: “Ksor Gôl đang cùng các thầy trở về đây. Mấy ngày nghỉ học, Gôl nằm hẳn ở trong rẫy để cạo mì (sắn - PV) kiếm sống.

Thấy bạn bè đọc báo rồi nhắn tin, Gôl bảo rất nhớ thầy, nhớ trường, rồi cứ ngồi ở rẫy ngóng vì biết chắc thầy sẽ trở lại đón”.

Qua điện thoại, Gôl cũng xúc động: “Từ hôm nghỉ học đến giờ em buồn lắm. Muốn đi học lại mà nhà em nghèo quá, đông anh em, nên phải bỏ học ở nhà đi làm. Giờ được thầy hiệu trưởng, thầy Dậu vào đón, em sẽ trở lại lớp đi học lại từ ngày 9-3”.

Thầy Trần Văn Thế - hiệu trưởng Trường Đinh Tiên Hoàng - cho biết ngay sau khi tâm sự của thầy Dậu được báo Tuổi Trẻ đăng tải, trường đã nhận được rất nhiều cuộc điện thoại chia sẻ, hỏi thăm của bạn đọc khắp cả nước.

Nhiều người muốn giúp đỡ Ksor Gôl trở lại lớp và hứa lo toàn bộ chi phí học tập cho em. Ngay sau bữa cơm trưa 8-3, thầy hiệu trưởng, thầy Dậu và một giáo viên khác chạy xe máy vượt 20km vào rẫy tìm Gôl.

Lúc tới nơi, Gôl đang gọt mì. Cậu học trò sạm đen ngồi dưới nắng chang chang, gặp thầy như chực bật khóc vì biết mình sẽ được trở lại trường.

Tại rẫy của Gôl, các thầy vừa mở lời, Gôl đã trả lời ngay: “Em xin nghe thầy, em sẽ ngồi lên xe máy về cùng thầy ngay bây giờ...”.

Thầy Dậu bảo thầy rất vui, cảm giác như “vừa giành được huy chương”. Thầy đã “lấy được em về” thật sự!

* Trong các cuộc điện thoại gọi đến để chia sẻ câu chuyện của thầy Dậu, chúng tôi khá bất ngờ khi biết có một thầy giáo, thầy Lép - từng được cứu nhờ bàn tay yêu thương của thầy Dậu.

Lép là người Ja Rai, nhà ở xã Ia Dreh, huyện Krông Pa, Gia Lai. Cách đây hơn bốn năm, Lép cũng đang là học sinh cuối cấp. Trong những suy nghĩ tăm tối, tuyệt vọng của cái nghèo, Lép đã có hai lần bỏ dở việc học lớp 12, ở nhà đi phụ anh chị cắt mì.

Rồi thầy Dậu - lúc đó là giáo viên chủ nhiệm - đã biết suy nghĩ ấy của Lép. Thầy tìm tới tận nhà Lép, thuyết phục bạn trở lại lớp thành công. Rồi cũng chính thầy Dậu là người đã đứng ra liên hệ với báo Tuổi Trẻ xin cho Lép suất học bổng Tiếp sức đến trường năm ấy, để Lép tiếp tục vào cổng Trường đại học Tây Nguyên.

Sáng 7-3, khi đọc câu chuyện của thầy mình trên báo, Lép đã gọi điện cho chúng tôi sau bốn năm trời từ ngày gặp em ở lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường.

Giờ Lép đã là một thầy giáo cấp I. Lép nói run run: “Thầy em đấy, anh còn nhớ không? Nếu không có thầy thì có lẽ bây giờ cuộc sống em đã rất khác... Khi đọc câu chuyện của Ksor Gôl mà thầy cố vận động trở lại lớp, em đã khóc vì bắt gặp hình ảnh em ngày nào”...

Cảm ơn thầy Dậu!

Tuổi Trẻ xin trích đăng một số ý kiến bạn đọc về tấm lòng của thầy Ninh Văn Dậu.

Một tấm lòng cao cả. Hi vọng em học trò sẽ cảm nhận được tình cảm của thầy và trở lại lớp, học thật giỏi. Hi vọng các cơ quan đoàn thể địa phương sẽ hỗ trợ để em được tiếp tục đến trường. Hi vọng ngành giáo dục sẽ còn nhiều tấm lòng như thầy Dậu.

(VoDieu - dieuhueuni@...)

Tôi cũng là giáo viên, khi đọc bài này mà khóe mắt rưng rưng. Thật đẹp hình ảnh người thầy giáo với lòng yêu thương học trò vô tận, đã làm việc mà không phải ai cũng làm được. Giá trị của nghề dạy học chính là ở đây!

(Công Thương - congthuong69@...)

l Bạn Ksor Gôl ơi, hãy về với thầy, với lớp bạn ạ! Hãy lắng nghe và cảm nhận tấm lòng của thầy. Có khó khăn gì, nếu cùng nhau giải quyết, chúng ta sẽ vượt qua thôi!

(Vinh - vinhtm2016@...)

Đọc xong bài viết này tôi thật lòng khâm phục thầy Dậu! Tôi đã trực tiếp đứng lớp và quản lý trường... Giờ tuy đã nghỉ rồi, nhưng lòng mình vẫn yêu mến nghề dạy học.

Tôi mong muốn em học sinh đó trở lại trường với thầy với bạn, cho dù hoàn cảnh của em có khó khăn cỡ nào đi nữa... Em hãy vì thầy mà trở lại trường nhe em. Mọi người hãy chung tay giúp em trở lại trường.

(Giáo viên về hưu Trần Minh Luân, Cần Thơ)

Tôi là giáo viên THPT như thầy, nên hiểu được phần nào tâm trạng của thầy. Có những lúc biết học trò bỏ học mà không sao làm khác được, trong lòng cảm thấy đau lắm.

Người thầy dạy lâu năm thường xem học trò như con, như cháu, nếu là giáo viên chủ nhiệm thì càng thương yêu, biết rõ tính nết từng em.

Ngày nào lên lớp thấy trống vắng em nào cũng phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để an ủi, động viên... Tôi tin rằng thầy Dậu sẽ đưa được em học sinh kia trở về với trường, với lớp!

(Nguyễn Văn Rum - nguyenrum85@...)

l Thưa thầy! Trong cái bon chen, ghen ghét, thờ ơ và lạnh nhạt... của xã hội thì tấm lòng của thầy thật tươi mát, trong trẻo, thật nhân hậu... Đọc bài của thầy, tôi đã khóc vì ký ức tuổi thơ vời vợi của mình được trở về và sống lại vẹn nguyên.

Tôi nhớ mãi người thầy của mình năm ấy. Nhờ thầy mà tôi đã vượt qua tất cả! Và bây giờ tôi cũng đã là một người thầy.

Tôi ước sao những người được xã hội gọi là thầy cô giáo ai cũng có cái tâm yêu thương học trò hết mình như thế thì chắc tốt biết bao!

Và tôi tin rằng em học sinh có “đôi mắt sáng” ấy sẽ về lớp và tiếp tục con đường học tập của mình theo tiếng gọi của thầy... Tôi có niềm tin như thế!

(Trần Công Văn - trancongvan1402@...)

THÁI BÁ DŨNG

Nguồn tin: Báo Tuổi trẻ

 

“Thầy và các bạn vẫn đợi em ở cửa lớp”

Tin tức - Tin hoạt động

“Thầy và các bạn vẫn đợi em ở cửa lớp”

TTO - Những ngày đầu tháng 3, dòng tâm sự buồn trên Facebook của thầy Ninh Văn Dậu - giáo viên Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (xã Ia HDreh, huyện Krông Pa, Gia Lai) - về việc thầy đã không thể giữ học trò của mình ở lại trường đã khiến nhiều người xúc động.

nguoi thay

Thầy Ninh Văn Dậu vào tận rẫy thuyết phục Ksor Gôi - cậu học trò người Jarai - trở lại lớp - Ảnh: V.D.

Tâm sự của thầy Dậu đã được nhiều đồng nghiệp và học trò chia sẻ trên mạng xã hội, thu hút sự quan tâm của những người làm giáo dục. Tuổi Trẻ xin được đăng những lời “rút ruột” này của một người thầy tâm huyết ở vùng sâu vùng xa, ngoài những khó khăn vất vả trong cuộc sống, còn phải đối mặt với nguy cơ học trò bỏ lớp bỏ trường...

“Chiều nay cũng giống như bất cứ buổi chiều nào khác. Nhưng hình như không... Cái se lạnh của đất trời Krông Pa có giống như mọi năm không mà sao lòng thấy se sắt lắm. Cảm giác như vừa đánh mất điều gì đó.

Chỉ mới cách đây hơn một tuần em đã hứa với thầy, với cô Linh và với cả tập thể lớp 12A2 rằng em sẽ đi học lại. Trong đó có cả gia đình em chứng kiến. Và một tuần qua em đã đều đặn tới lớp. Thầy cảm thấy thật ấm lòng trong cái tiết trời đầy nghiệt ngã và rất khó ở của mảnh đất này.

Nhưng em biết không, hai ngày qua thầy tới sinh hoạt lớp không thấy em xuất hiện, thầy nhận thấy có gì đó không ổn! Và đúng như linh cảm của người đã từng đi qua những nốt trầm của cuộc đời. Cả lớp thông báo: em bỏ học!

Nghe tới đó lòng thầy nghẹn lại. Thế rồi buổi tối về thầy gọi, nhưng em không nghe máy. Thầy liên lạc với người nhà em để tâm sự và trao đổi thêm. Có lẽ họ cũng cảm nhận được phần nào ý định của thầy. Tuy nhiên, chốt lại vẫn là: em bỏ học!
Thầy phải làm gì bây giờ, khi đã hơn một lần thầy cùng tập thể lớp tới nhà tìm hiểu, động viên em? Thế rồi thầy quyết định hỏi nhà em cho bằng được, là bây giờ em đang ở đâu? Thầy được gia đình cho biết em đang phá mì trong rẫy và ở lại trong đó luôn, không về vì đường quá xa, đi lại khó khăn, vất vả...


Vậy là chiều nay thầy cùng với bạn Tức lại lên đường. Vượt qua con đường rừng gần 20km để vào được cái rẫy nhà em, tận bên trong lòng hồ Ia HDreh. Thầy thấm mệt, bạn Tức cũng thấm mệt... nhưng cũng chưa là gì so với hình ảnh lấm lem trên khuôn mặt đen đúa của em - hình ảnh lấm láp ấy gọi dậy tuổi thơ dữ dội của thầy. Khi gặp lại em, ngồi trao đổi tâm sự, thầy quên cả đoạn đường khó nhọc mà mình đã vượt qua.

Ngồi với thầy cả buổi, nhưng em không nói gì ngoài câu: “Em bỏ học thầy ạ!”.
Là người đứng trên bục giảng cả chục năm, chứng kiến không biết bao số phận học trò đã đi qua - những phận đời đầy mỏng manh và éo le, nhưng lòng thầy vẫn quặn lại đầy xót xa vì em. Và giờ đây thầy không muốn tâm hồn mình trở nên trống trải, thiếu hụt bởi bất kỳ sự vắng mặt một vị trí nào trong lớp.

Trong những câu chuyện đời thường chúng ta nói với nhau, thầy vẫn nhận thấy ánh mắt đầy tinh anh và cái cách nói chuyện lanh lợi của em. Đặc biệt hơn, mặc dù em không nói ra, nhưng thầy vẫn nhận thấy rất rõ sự thèm khát cái chữ tới nhường nào trong đôi mắt ấy!

Vậy tại sao em có thể bỏ học?

Thầy có nói gì em cũng không trả lời. Điều đó đồng nghĩa với việc em sẽ từ biệt cái chữ từ đây thật sao? Câu nói: “Em bỏ học thầy ạ!” làm đau một tâm hồn vốn rất nhạy cảm, dễ xúc động và đầy suy tư, trăn trở. Có lẽ nào thầy đã thất bại hoàn toàn?
“Thầy và cả lớp vẫn đợi em. Nếu em vẫn chưa chịu vượt rẫy vượt rừng để trở về với trường với lớp, nhất định thầy sẽ vào rẫy “lấy” em về!"

Thầy NINH VĂN DẬU

Tác giả: NINH VĂN DẬU (THÁI BÁ DŨNG ghi)

Nguồn tin: Báo tuổi trẻ

 

 
 

Đưa kiến thức về cây dược liệu vào giảng dạy trong nhà trường

Tin tức - Tin hoạt động

Lần đầu tiên, nội dung về nhận biết các loài cây dược liệu có trên địa bàn đã được Phòng Giáo dục huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) đưa vào biên soạn giáo trình để giảng dạy, giúp học sinh các cấp học trong huyện nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ, phát triển nguồn dược liệu quý tại địa phương.

Bảo vệ, gìn giữ nguồn gen dược liệu tại địa phương

Huyện miền núi Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) được nhiều người biết đến là “thủ phủ” của cây sâm Ngọc Linh, hay còn gọi là sâm Việt Nam. Tuy nhiên, ngoài sâm Ngọc Linh, Nam Trà My cũng là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều loài thảo dược quý khác như sâm nam, sâm quy, giảo cổ lam, đinh lăng…

Xuất phát từ sự phong phú và đa dạng các nguồn gen thảo dược quý đó mà sau nhiều trăn trở, tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn, năm 2016, UBND huyện Nam Trà My đã chỉ đạo Phòng Giáo dục huyện tiến hành biên soạn, chọn điểm đưa vào giảng dạy môn học về các loài cây thảo dược trên địa bàn, qua đó giúp học sinh nhận biết và nâng cao ý thức bảo vệ các loài thảo dược nơi đây.

sam-17 52 47 126 

Một góc vườn dược liệu của Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trà Don. 

 

Theo ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, định hướng phát triển của Nam Trà My trong thời gian tới là tập trung phát triển cây sâm Ngọc Linh và một số loài thảo dược dưới tán rừng; đưa thảo dược thành một nghề kinh tế chủ yếu và góp phần xoá đói giảm nghèo cho địa phương. 

 

“Chúng tôi đã xây dựng Đề án phát triển sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam và đang tiến hành nhân giống, di thực cây sâm từ đỉnh Ngọc Linh xuống các vùng thấp để người dân tiến hành trồng sâm. Đồng thời, nhận thấy tiềm năng của nhiều giống thảo dược quý khác có sẵn tại địa phương nên cũng tiến hành nhiều biện pháp để nhân rộng, phát triển, trong đó có việc khuyến khích người dân và doanh nghiệp trồng dược liệu để xoá nghèo. Muốn làm được điều đó, ngoài việc quy hoạch, nhân rộng nguồn giống và hướng dẫn kỹ thuật trồng cho người dân, việc nâng cao ý thức bảo vệ và phát triển nguồn gen thảo dược có sẵn trên địa bàn có vai trò hết sức quan trọng. Và sẽ rất cần thiết nếu ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường các em học sinh đã nhận biết, phân biệt rõ các loài cây thảo dược cũng như những công dụng, giá trị mà các loài thảo dược mang lại cho kinh tế, sức khoẻ của người dân, từ đó ra sức bảo vệ, giữ gìn và phát triển ngay trên quê hương của mình. Chính vì vậy, UBND huyện đã giao Phòng Giáo dục huyện tiến hành ngay việc biên soạn bộ tài liệu giảng dạy ngoại khoá hoặc bổ sung, tích hợp vào các môn học có liên quan như: sinh học, khoa học - công nghệ, địa lý… để các em học sinh ngay từ bậc mầm non đến tiểu học, trung học sơ sở và trung học phổ thông trên địa bàn đều biết, trước tiên là phân biệt, hiểu được các loài cây dược liệu cũng như giá trị kinh tế, giá trị sử dụng cây dược liệu hiện có ở địa phương mình” - ông Hồ Quang Bửu chia sẻ.

Giáo dục kĩ năng mềm về trồng dược liệu

Theo thầy giáo Võ Đăng Chín, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) Trung học sơ sở (THCS) Trà Don: Trường PTDTBT THCS Trà Don được UBND huyện và Phòng Giáo dục huyện Nam Trà My giao nhiệm vụ thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh “Giáo dục kĩ năng mềm về trồng dược liệu dưới tán rừng cho học sinh Mẫu giáo, Tiểu học, THCS và THPT ở huyện Nam Trà My tỉnh Quảng Nam”.

Đề tài do thầy Chín làm chủ nhiệm và tiến hành gặp gỡ các nhà khoa học, tích luỹ, tổng hợp tư liệu có liên quan để trên cơ sở đó biên soạn thành bộ tài liệu (giáo trình) giảng dạy cho học sinh 4 bậc học (từ mầm non đến THPT).

Thầy Võ Đăng Chín cho biết: Bên cạnh đặt nền móng cho việc nhân rộng các loại cây dược liệu trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và Nam Trà My nói riêng; phát triển, hình thành vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất trên quy mô công nghiệp, đề tài còn có ý nghĩa góp phần bảo vệ được rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn, nâng cao ý thức cho học sinh, người dân tộc thiểu số trong việc bảo vệ và khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên.

Cũng theo thầy giáo Võ Đăng Chín, đề tài được biên tập thành tài liệu, giáo trình đưa vào giảng dạy sẽ giúp học sinh nhận biết được đặc điểm hình thái và lựa chọn được khu vực có điều kiện phù hợp với cây dược liệu; rèn luyện được tính cẩn thận, tỉ mỉ, chịu khó; tạo ra cho các em những kĩ năng mềm trong trồng dược liệu, từ đó giúp gia đình tạo ra sản phẩm với số lượng lớn sẽ tạo nguồn thu nhập ổn định, góp phần phát triển kinh tế gia đình, đẩy mạnh công tác giảm nghèo bền vững; nâng cao nhận thức của học sinh trong việc thực hành, từng bước thay đổi nhận thức, xóa bỏ tập quán lạc hậu của đồng bào các dân tộc thiểu số...

Để giúp học sinh nắm bắt tốt các kỹ năng mềm mà đề tài yêu cầu, theo Phó Trưởng phòng Giáo dục huyện Nam Trà My Nguyễn Văn Xuân: Giáo viên phải có phương pháp dạy học sinh phù hợp ở mỗi lứa tuổi, mỗi bậc học. Trong đó, với bậc mầm non, phương pháp học chủ yếu thông qua trò chơi hay “học mà chơi, chơi mà học”, giúp các bé được cầm, nắm và cảm nhận vật như nhận biết trái cây, hình dạng, các thân, lá cây dược liệu như sâm Ngọc Linh, cây quế, sâm nam, giảo cổ lam, sâm quy…

Còn với bậc tiểu học, ph­ương pháp chủ yếu cũng là tổ chức các trò chơi nhận biết hoặc thảo luận để học sinh bày tỏ quan điểm, ý kiến, thái độ của mình và lắng nghe ý kiến của ng­ười khác về các vấn đề trồng dược liệu dưới tán rừng có liên quan đến nội dung bài học hay không. Từ đó giúp học sinh nhận thức và có hành vi, thái độ đúng đắn về tác dụng và hiệu quả của cây dược liệu.

Đối với bậc THCS, ngoài các phương pháp chung như: thảo luận, trò chơi…, giáo viên sẽ đưa học sinh đi tham quan và điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa. Đồng thời, hướng dẫn để các em cũng có thể nghiên cứu một vấn đề về môi trường, đất ở địa phương. Với phương pháp học này giúp học sinh rèn luyện tính tự lập và tạo nền móng nghiên cứu, tìm hiểu về các loài dược liệu quý ở địa phương...

  dsc0627-17 55 24 929

Các em học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trà Don thực hành trồng cây dược liệu dưới tán rừng.

Trong khi đó, với bậc THPT, các hình thức tổ chức dạy học giáo dục kĩ năng mềm về trồng dược liệu dưới tán rừng cho học sinh sẽ thông qua kiến thức tích hợp với môn Sinh học, Địa lý, Công nghệ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc dạy học nội khoá với các môn học liên quan nhiều đến thực tế thiên nhiên, cảnh vật.

Tuy nhiên, bên cạnh nội dung tích hợp các môn học nội khoá, hình thức dạy học ngoại khoá với bậc học THPT là hết sức quan trọng. Ví dụ như: Tổ chức nói chuyện giao lưu về môi trường rừng; thi tìm hiểu môi trường rừng tại địa phương, đố vui về các loại cây dược liệu; tổ chức tham quan vườn dược liệu…

Nói thêm về tính ưu việt của hình thức dạy học ngoại khoá này, theo ông Nguyễn Văn Xuân - Phó trưởng Phòng Giáo dục huyện Nam Trà My: Ở nhiều nước trên thế giới, việc giáo dục kĩ năng mềm cho học sinh qua hình thức này rất được chú ý, vì đây là cơ hội để học sinh tiếp cận với thiên nhiên, ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế môi trường tự nhiên, phát triển khả năng độc lập của học sinh, giúp học sinh tự tổ chức việc tìm hiểu, nhận xét, thảo luận các vấn đề về môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường. Chính những hoạt động này dễ dàng giúp học sinh có ý thức bảo vệ môi trường. 

“Tuy nhiên, bước đầu huyện chọn Trường PTDTBT THCS Trà Don làm thí điểm, sau đó sẽ tổng kết rút kinh nghiệm mới nhân rộng đại trà. Năm học này, Trường PTDTBT THCS Trà Don đã bắt đầu xây cơ sở vật chất (gồm vườn dược liệu và phòng thí nghiệm), tiến hành bồi dưỡng giáo viên về kiến thức, kỹ năng để giảng dạy các nội dung liên quan đến cây dược liệu. Qua bước đầu cho thấy, các em học sinh rất thích thú với nội dung các môn học về dược liệu; nhiều em còn sưu tầm, tìm hiểu giới thiệu với trường về các cây dược liệu ở địa phương nơi mình sinh sống. Điều này hứa hẹn sự thành công từ ý tưởng đưa cây dược liệu vào giảng dạy trong nhà trường của lãnh đạo UBND huyện chúng tôi” - ông Nguyễn Văn Xuân cho biết thêm./.

Tác giả: Đình Tăng

Nguồn tin: http://dangcongsan.vn/

 
 

Đảng ủy xã Trà Don tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng khóa XII và triển khai Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong c

Tin tức - Tin tức, sự kiện

Ngày 18/02/2017, Đảng ủy xã Trà Don tổ chức Hội nghị học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng khóa XII và triển khai Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cho CB-GV-CNV của 3 trường; Trường Mẫu giáo Sơn Ca, Tiểu học Vừ A Dính và PTDTBT THCS Trà Don.

nghi quyet 2

                  Đồng chí: Hồ Văn Ven, Bí thư đảng ủy xã Trà Don phát biểu khai mạc

Đồng chí Hồ Văn Ven, Bí thư Đảng ủy xã Trà Don phát biểu khai mạc, tại Hội nghị đồng chí Nguyễn Văn Cẩn, UVTV, Trưởng ban tuyên giáo huyện ủy Nam Trà My đã triển khai Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, đồng chí Ngô Tấn Lạc, UVBCH, Chánh văn phòng huyện ủy đã trực tiếp triển khai Nghị quyết số 04-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Theo đó, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII thể hiện rõ quyết tâm chính trị rất cao, nỗ lực rất lớn và tư tưởng nhất quán của Đảng ta về tầm quan trọng, đặc biệt công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; thể hiện tầm nhìn và thái độ của người Cộng sản là nghiêm túc, nghiêm khắc, dũng cảm nhìn trực diện vào những biểu hiện và mức độ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, đồng chí Hồ Văn Ven yêu cầu các cấp ủy đảng, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường cần tổ chức tốt, triển khai, quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và một số nội dung Nghị quyết được trình bày tại Hội nghị này; Yêu cầu đồng chí Bí thư cấp uỷ và hiệu trường các đơn vị phải trực tiếp triển khai sâu sát, rộng rãi cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, đảng viên ở cấp đơn vị mình thực hiện; các tổ chức đoàn thể trong nhà trường xây dựng kế hoạch, hành động trong việc thực hiện nghị quyết một cách nghiêm túc;

nghi quyet

                  Đ.c Nguyễn Văn Cẩn, UVTV, Trưởng ban tuyên giáo huyện ủy triển khai chỉ thị 05-CT/TW

Phải tiến hành triển khai thực hiện đồng thời các Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 4, BCH Trung ương Đảng khóa XII với Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” các nghị quyết khác của Trung ương và của địa phương trên tinh thần sáng tạo, nhanh gọn và áp dụng tại đơn vị mình một cách hiệu quả nhất.

                                                                           Ảnh, tin bài; Đăng Chín

 

 
 

Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức Hội thi "Học sinh giỏi cấp trường" năm học 2016-2017

Tin tức - Tin hoạt động

Sáng 11 tháng 02 năm 2017, trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức Hội thi học sinh giỏi cấp trường năm học 2016-2017 đến dự lễ khai mạc có ông Võ Đăng Chín, bí thư chi bộ, hiệu trưởng nhà trường, ông Nguyễn Mạnh phó hiệu trường cùng các thầy cô giám thị và các thi sinh dự thi, tham gia cuộc thi có hơn 82 học sinh đến từ 4 khối lớp 6,7,8,9; Đây là kỳ thi tuyển chọn học sinh giỏi được tổ chức hàng năm. Các thí sinh khối lớp 6, 7, 8, 9 tham gia thi ở 6 bộ môn: Toán, Ngữ văn, tiếng Anh,  Vật lý, Hóa học, Lịch sử. Mỗi thí sinh chỉ được đăng kí duy nhất 1 môn trong 6 môn (Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Anh Văn) 

Kỳ thi tuyển chọn học sinh giỏi cấp trường được tổ chức hàng năm là dịp để các em học sinh thể hiện năng lực, khẳng định kết quả học tập đồng thời góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” trong toàn huyện và trong nhà trường. Đây còn là dịp để phát hiện, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ học sinh giỏi và lựa chọn những học sinh xuất sắc tham gia kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện trong thời gian tới.

Một số hình ảnh hội thi:

hsg1

 

hsg2

 

hsg3

hsg4

                                                                                           Ảnh, tin bài: Đăng Chín

 

 

 
 

Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây xuân Đinh Dậu 2017”

Tin tức - Tin hoạt động

Trường PTDTBT THCS Trà Don tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây xuân Đinh Dậu 2017”

       Hưởng ứng phong trào “Tết trồng cây” do Bác Hồ phát động từ gần 58 năm trước (1959); phong trào thi đua xây dựng trường học “Xanh, sạch, đẹp” của  Công đoàn Giáo dục Việt Nam; phong trào thi đua: “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ GD&ĐT; Sáng ngày 06 tháng 02 năm 2017, trường và Công đoàn trường PTDTBT  THCS Trà Don đã tổ chức lễ phát động “Tết trồng cây xuân Đinh Dậu 2017”. 

      Đến dự và tham gia lễ phát động có đồng chí Võ Đăng Chín, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường; đồng chí Nguyễn Mạnh phó hiệu trưởng, đồng chí Nguyễn Văn Thịnh, Chủ tịch Công đoàn trường cùng toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và trên 202 học sinh.

      Thực hiện theo lời dạy của Bác: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”; với chủ đề “trồng thêm một cây xanh là thêm một hành động vì môi trường”, lễ phát động đã kêu gọi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh cần nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn cảnh quan môi trường, bảo vệ rừng, nhất là bảo vệ không khí trong lành cho cuộc sống.

       Hòa trong không khí náo nức của những ngày đầu xuân, từ các thầy, cô giáo đến các em học sinh đều nhiệt tình hưởng ứng “Tết trồng cây”. Các cây được trồng được chuẩn bị chu đáo và đầy đủ về số lượng, chất lượng. Mỗi một cây sau khi trồng xong đều được phân công nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ rất cẩn thận.

      Trong đợt phát động trồng cây lần này, cán bộ, giáo viên, nhân viên trường đã trồng 100 cây sao đen, 50 cây gió bầu. Các em học sinh trồng tổng cộng 20 cây chuối và chăm sóc vườn dược liệu của trường.

       Trong nhiều năm qua, vào dịp đầu xuân, trường và Công đoàn trường PTDTBT THCS Trà Don  thường xuyên phối hợp tổ chức  phát động “Tết trồng cây”. Đây là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực trong việc học tập làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nó không chỉ góp phần tạo cảnh quang trường học ngày càng xanh - sạch - đẹp mà còn là điều kiện để xây dựng trường PTDTBT THCS Trà Don đạt chuẩn quốc gia trong giai đoạn 2 (2015-2020). Bên cạnh đó, hoạt động này còn có ý nghĩa  giáo dục cho  các em học sinh tinh thần hăng say trong lao động,  ý thức trong việc chăm sóc cây xanh, bảo vệ môi trường.

Một số hình ảnh của buổi lễ:

trong cay17

                                              Đ.c Nguyễn Văn Thịnh, Chủ tịch Công đoàn phát động "tết trồng cây"

trong cay 172

 trong cay 3

 

trong cay4

                                                                                                                                                                                  Ảnh, tin bài: Đăng Chín

 
 

Trang 11 trong tổng số 35

TAILIEU
namtraCTTDT
pgdnamtramy
bannerSam 03qofice12
qofice
New Picture
maugiaosonca
TRUONG KET NOI
DU LICH SAM 
QA
xoamuchu

Liên kết website

In order to view this object you need Flash Player 9+ support!

Get Adobe Flash player
Joomla! Slideshow

Văn bản mới

  • Sửa đổi bổ sung một số điều của nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (nghi_dinh_19cp2013.pdf)
  • Thông tư 24/20102/TT-BGDĐT Về việc Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTBT (thong_t_24_ve_truong_ptdtbt.doc)
  • Quy định về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao. (Che_do_trang_phuc_GV_The_duc_51_2012_QD-TTg_151748.doc)
  • Ban hành điều lệ Hội thi Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. (Dieu_le_hoi_thi_GVCN_gioi43_2012_TT-BGDDT_152681.doc)
  • Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (Thong_tu_58_ve_DGXLHS.doc)

Thăm dò ý kiến

Giao diện Website này thế này?
 

Thống kê

  • Các thành viên : 36
  • Nội dung : 716
  • Liên kết web : 13
  • Số lần xem bài viết : 2203400
Hiện có 55 khách Trực tuyến

BẢN QUYỀN THUỘC VỀ TRƯỜNG PTDTBT - THCS TRÀ DON

Địa chỉ: thôn 2, xã Trà Don, huyện Nam Trà My, Tỉnh Quảng Nam. Tel: 05106.506.669.

.